Vấn đề cần phải bác bỏ là gì? Nêu quan niệm sai lầm của các nhà nho phong kiến:

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 32 - 34)

“Đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thuý Kiều”, Các nhà thơ cho rằng: + Thuý Kiều có những ứng xử không phù hợp với lễ giáo phong kiến.

* Chủ động sang tự tình với Kim Trọng khi cha mẹ vắng nhà. * Thực lòng yêu Kim Trọng, nhận tình yêu của Kim Trọng khi chưa xin ý kiến cha, mẹ

* Không lượng mình là ai, cả gan gắn bó với Thúc Sinh là con rể của Lại bộ Thượng thư.

- Phản bác lại bằng cách nào? - Quan điểm phản bác lại: + Đánh giá trên là có căn cứ

+ Song đó là cách nhìn bảo thủ, chỉ căn cứ vào lễ giáo khắt khe trói buộc con người của chế độ phong kiến. Đó là cáh nhìn phiến diện, không đặt con người trong tổng hoà mối quan hệ.

* Khát vọng hạnh phúc đã giúp nàng mạnh mẽ vượt lên những quy định khắt khe “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của xã hội phong kiến. Ở lầu xanh, Thuý Kiều ý thức được nhân phẩm của mình. Nàng đau khổ, tuy gắn bó với Thúc Sinh, nàng vẫn chủ động khuyên chàng trở về trần tình với vợ cả để danh phận rõ ràng “Chị ra phận chị, em phận em”.

* Thuý Kiều là con người đáng thương, đáng trọng. Nàng thuỷ chung và giữ gìn mọi nhẽ để tình yêu của mình tốt đẹp. Khi phải bán mình chuộc tội cho cha và em, Kiểu chịu nhục về thể xác, đau đớn về tinh thần, bao giờ Kiều cũng dành riêng cho Kim Trọng nhớ sâu sắc nhất.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trong mai chờ

hoặc: “Phẩm tiên rơi xuống tay hèn

Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”

Và “Khi về hỏi Liễu Chương Đài

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”.

Kiểu còn là một người con hiếu thảo. Xã hội ấy buộc nàng phải đặt lên cân những gì không thể cân được. Nàng đã hi sinh tình yêu để được làm người con có hiếu. Đặc biệt để giữ mãi mối tình của mình với chàng Kim, nàng đã khước từ trong tiệc đoàn viên, chỉ xin làm người bạn

“Người yêu ta xấu với người

Chẳng cần cho vững lại giày cho tan”.

tàn ác gây ra. Đứng đầu là bọn quan lại và dưới trướng là bọn buôn thịt bán người. Vì thế đọc “Truyện Kiều” ta nhận ra bàn chất vô nhân đạo, độc ác của giai cấp phong kiến thống trị đối với con người nhất là đối với phụ nữ. Vì thế quan niệm “đàn bà chớ đọc Thuý Kiều, Thuý Vân” là sai lầm, bảo thủ cần phải bác bỏ.

Câu 2. SGK Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Sau khi vào đề, bài viết phải đảm bảo các ý: - Chí Phèo là nạn nhân của chế độ phong kiến

+ Người nông dân hiền lành lương thiện chỉ biết bán rẻ sức lao động của mình để kiếm sống.

+ Chỉ vì một chuyện không đâu, Chí bị bỏ tù.

+ Sau bảy, tám năm ở tù trở về, Chí đã bán linh hồn cho quỷ dữ, mất hết cả hình người, tính người.

+ Chí bị lợi dụng và trở thành người đâm thuê, chém mướn. - Gặp gỡ Thị Nở, Chí khao khát trở về sống lương thiện.

+ Đó là buổi sáng đẹp trời sau cái đêm gặp Thị Nở, Chí nhận ra âm thanh quen thuộc của đời thường.

+ Bát cháo hành của Thị nở cũng là tình yêu của Thị đã làm Chí bừng tỉnh.

+ Khát vọng của một thời hiện về

+ Lần đầu tiên ta thấy Chí cười nghe thật hiền

- Cánh cửa tình yêu sập đóng, Chí bị cự tuyệt quyền làm người. + Thị Nở trút tất cả những lời bà cô lên Chí.

+ Chí “ngạc nhiên” rồi “chợt hiểu” có nắm thắt lưng của thị kéo lại nhưng thị đã xô Chí ngã chỏng khoèo.

+ Chí vác dao đến nhà Bá Kiến dõng dạc đòi quyền làm người. + Chí ý thức được không thể trở về cuộc sống lượng thiện được nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chí đã đâm chết kẻ thù và tự sát - Ý nghĩa của nhân vật Chí Phèo:

+ Tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của nhân vật Chí Phèo

+ Nam Cao không chỉ tố khổ cho người lao động mà còn lên án hành vi vô nhân đạo

+ Cái chết của Chí Phèo chỉ ra cuộc đấu tranh một mất một còn giữa nông dân và giai cấp địa chủ. Cách giải quyết mâu thuẫn ấy thật quyết liệt.

+ Nam Cao không phủ định người nông dân mà giá trị truyện ngắn Chí Phèo là ở chỗ khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân kể cả họ bị tha hoá mất đi hình người, tính người.

Câu 3. SGK

Phân tích thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục trong truyệ Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý:

- Quản ngục biệt đãi Huấn Cao nhưng Huấn Cao tỏ ra khinh thị đến điều (chứng minh).

Nguyên nhân của sự khinh thị này xuất phát từ phẩm chất của người anh hùng “Phú quý bất năng dâm”, “Uy vũ bất năng khuất”. - Nhưng sau lần ấy, Huấn Cao vẫn thấy “rượu thịt đều đều” không những Huấn Cao mà các bạn đồng chí của ông cũng vậy. Thì ra viên quản ngục này là người “Biệt nhỡn liên tài” Huấn Cao đã nói

ra điều ấy và cho quản ngục là “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ”. Ông tự nghiệm thấy “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng thiên hạ”

- Huấn Cao cho quản ngục chữ, cho những lời khuyên chân thành. Đó là nhân cách sống trước khi cho lời khuyên.

- Ý nghĩa của thái độ nhân vật Huấn Cao đối với quản ngục. + Bất kể chỗ nào, cái đẹp chân chính vẫn toả sáng

+ Cái tài phải kết hợp với cái tâm. Thiện kết hợp với cái đẹp II. GV nhận xét ưu, khuyết bài

viết của HS

- Xác định bố cục - Cách lập luận

- Cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt, lỗi chính tả III. Lấy điểm và đọc bài khá nhất - Chọn bài khá nhất.

- Khi đọc xong, đọc cả lời phê.

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6(Nghị luận xã hội – Bài làm ở nhà) (Nghị luận xã hội – Bài làm ở nhà)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày quan niệm, ý kiến của mình một cách thuyết phục

- Vận dụng kết hợp được các thao tác lập luận, phân tích, so sánh bác bỏ.

- Quan niệm tới những vấn đề xã hội đặt ra, có quan điểm và cách giải quyết đúng đắn. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK + SGV + Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- GV gợi ý từng đề một cách sơ lược, khái quát - Yêu cầu Hs lập dàn ý trước khi viết.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 32 - 34)