Lời tâm nguyện chân thành còn

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 47 - 49)

được thể hiện ở khổ thơ thứ ba. Hãy nêu nội dung khái quát của khổ thơ này?

- Khổ thơ cuối của bài thơ Từ ấy:

“Tôi đã là con của vạn nhà

Không áo cơm cù bất cù bơ”.

Đây là thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. - Em hãy phân tích đoạn thơ để

chỉ ra sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu?

- Tố Hữu khẳng định mình là con người gần gũi thân thiết, là thành viên của đại gia đình lao khổ. Các từ “đã là”, “là con”, “là em”, “là anh” diễn tả tình cảm đầm ấm, thân thiết gắn bó và gần gũi biết bao.

- Đối tượng để nhà thơ gắn bó là ai?

+ Là vạn nhe  lực lượng đông đảo quần chúng lao khổ.

+ Là vạn kiếp phôi pha  những kiếp sống mòn mỏi đáng thương. Những con người sống cơ cực, dãi dầu sương gió.

+ Là vạn đầu em nhỏ sống lang thang bên xó chợ chân cầu.

Những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa, cuộc đời biết trong cậy vào đâu?

Vì thế, ta nhận ra sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu. Tình thương của Tố Hữu không còn chung chung mà tác động vào

những đối tượng cụ thể. Đó là cảnh sống của “hai đứa bé”, của “lão đầy tớ” , “ngồi ăn trong góc xó” của chị vú em phải bỏ con mình đi nuôi con chủ, là kiếp đời của cô gái sông Hương sống trong dâm ô mòn mỏi, êm chề. Chuyển biến về tình cảm là biểu hiện cụ thể giác ngộ lí tưởng cộng sản của Tố Hữu.

- Em có cảm nhận gì về sự chuyển biến tâm trạng của Tố Hữu?

- Nhà thơ đồng cảm, yêu thương với những con người lao khổ bao nhiêu thì càng căm giận trước những bất công ngang trái của cuộc đời bấy nhiêu.

- Càng yêu thương và căm giận, nhà thơ càng hăng say hoạt động cách mạng.

- Vì thế Từ ấy là khúc hát reo vui của một tâm hồn bừng nắng hạ khi đón nhận lí tưởng cộng sản. Lí tưởng ấy đã thắp sáng trong tâm hồn nhà thơ, soi đường để nhà thơ bước tiếp trên con đường tranh đấu gian khổ gắn bó với quần chúng để giành thắng lợi. - Từ ấy là tiếng mở đầu cho hồn thơ cách mạng vô sản. Đó là nhận thức về mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng lao khổ, là tiếng nói đầy tâm huyết, lòng dặn lòng đi theo Đảng của giai cấp vô sản. - Em có nhận xét gì về phương

diện nghệ thuật và nhịp điệu của bài thơ?

- Về phương diện nghệ thuật, bài thơ sử dụng nhiều ẩn dụ + Mặt trời chân lí

+ Vườn hoa lá

+ Đậm hương, rộn tiếng chim

Ẩn dụ tạo ra sự so sánh nhận ra niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng Đảng.

- Sử dụng điệp từ mang tính khẳng định: “đã là”, “là con”, “là em”, “là anh”. Và những từ ngữ thuộc trường nghĩa: con, em, anh, tất cả tạo nên sự gắn bó, đầm ấm, thân thiết giữa nhà thơ và quần chúng lao khổ.

- Nhịp điệu của bài thơ: Ở khổ thơ đầu là sự say mê, náo nức sôi nổi, hào hứng. Điềunày có được ở chuỗi hình ảnh ẩn dụ gây ấn tượng. Ở hai khổ thơ sau là nhịp điệu da diết, sâu lắng tạo ra bởi những điệp từ.

III. Củng cốIV. Luyện tập IV. Luyện tập

Câu 1. SGK

Phần Ghi nhớ SGK

Câu thơ mở đầu rất tự nhiên:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Hai tiếng “từ ấy” là diễn tả mốc thời gian. Cái mốc thời gian nhiều khi là ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời của con người. Với Tố Hữu hai tiếng “từ ấy” như một dấu ấn quan trọng. Nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu từ ấy.

Trước đó, Tố Hữu còn “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Cũng như nhiều thanh niên khác, Tố Hữu “vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn”. Thế rồi, từ bóng tối của cuộc đời cũ, Tố Hữu thấy bừng lên trước mắt mình ánh sáng lí tưởng Đảng, lí tưởng Đảng chiếu rọi và Tố Hữu đón nhận bằng cả trí tuệ và tình cảm của mình. Ba tiếng “bừng nắng hạ”, ta nhận ra ánh sáng chói chang, rực rỡ. Hình ảnh “mặt trời chân lí” tạo ra bởi tư tưởng đúng đắn và nghệ thuật thơ ca. Đó là mặt trời chiếu ánh sáng đúng đắn nhất. Nhờ có mặt trời chân lí Tố Hữu nhận ra lẽ phải, niềm tin và tương lai cần vươn tới. Cụm từ “bừng nắng hạ” chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ, đột ngột. “Chói” diễn tả ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ. Lí tưởng

Đảng đã xua tan nhận thức mờ tối, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới. Tố Hữu đón nhận nó bằng cả trí tuệ và tình cảm rạo rực say mê, sôi nổi:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Một mảnh vườn hoa lá chắc hẳn phải là mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống, có lá, có hoa ngọt ngào hương sắc, chim hót rộn ràng. Mảnh vườn ấy được so sánh như tâm hồn nhà thơ. Tâm hồn ấy tràn ngập niềm vui say mê, náo nức, trẻ trung sôi nổi với cảm hứng lãng mạn tràn đầy trong buổi chiều tiếp nhận lí tưởng cộng sản. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng cộng sản đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho con người. Đây cũng là thể hiện mối quan hệ giữa cách mạng và đời sống

Câu 2. SGK Sau khi vào đề, bài viết tập trung giải thích 1. Giải thích khái niệm và ý nghĩa rút ra từ đề bài a. Hai yếu tố làm ra anh: thi pháp và tuyên ngôn.

+ Thi pháp là phương thức biểu hiện như dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu

+ Tuyên ngôn là quan điểm nhận thức và sáng tác. Đó là gắn bó với quần chúng lao khổ, căm thù phong kiến và đế quốc, không ngừng hành động, phấn đấu, hi sinh vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước.

b. Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn, bản quyết tâm thư lòng dặn lòng phấn đấu theo lí tưởng ĐẢng của Tố Hữu. Đây cũng là cương lĩnh trong toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu.

2. Giải thích vấn đề đặt ra và chứng minh cụ thể

a. Tại sao hai yếu tố thi pháp và tuyên ngôn đã làm ra Tố Hữu và nó được biểu hiện như thế nào qua bài Từ ấy?

+ Vì nhà thơ đã vận dụng thể thơ cổ điển truyền thống. Ngôn ngữ giàu hình ảnh tạo ra nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ. Đây cũng là lối thơ tự bộc lộ, thơ tuyên truyền. Nhân vật trữ tình không thiên về hướng nội mà thiên về hướng ngoại. Nó tạo ra hình ảnh:

Bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi… tiếng chim

+ Vì nhà thơ đã thể hiện toàn bộ nhận thức về cách mạng và quần chúng, cá nhân và quần chúng lao khổ trong sáng tác của mình.

Đọc thêm:

LAI TÂN

Hồ Chí Minh

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w