Giăng Van-giăng hiện thân của tình yêu thương những người nghèo

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 86 - 88)

V. Nhận xét của thầy cô giá o Tác phong trình bày Nội dung trình bày

2. Giăng Van-giăng hiện thân của tình yêu thương những người nghèo

tình yêu thương những người nghèo khổ.

- Tình yêu thương của Giăng Van- giăng được thể hiện như thế nào?

- Giăng Van- giăng là con người lao động nghèo khổ. Xuất phát từ lòng yêu thương cháu đói mà phải nhận án 19 năm tù khổ sai.

- Ngôn ngữ và hành động của Giăng Van- giăng với Phăng- tin và Gia-ve:

+ Với Phăng- tin thì nói nhẹ nhằng và điềm tĩnh: “Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt cháu đâu”.

+ Nói với Gia-ve:

“Tôi biết là anh muốn gì rồi”

Cách nói này đều xuất phát từ mục đích cứu Phăng-tin. Nếu thay câu nói với Gia-ve bằng câu: “Tôi biết là anh đến để bắt tôi”, sự việc diễn ra sẽ hoàn toàn khác.

- Khi Phăng- tin đã biết rõ sự thật là Gia-ve đến để bắt Giăng Van- giăng thì thái độ của Giăng Van- giăng như thế nào với Gia-ve.

- Ở cuối đoạn trích Giăng Van- giăng nói gì với Phăng- tin

Muốn nói nhỏ, nói riêng với Gia-ve:

“Tôi muốn nói riêng với ông câu này”. Giăng Van-giăng xử nhũn với Gia-ve để xin hắn cho đi ba ngày tìm Cô-dét về. Vì tình yêu thương con người, Giăng Van- giăng hạ mình trước tên mật thám

- Giăng Van- giăng thì thầm với Phăng- tin. Thì thầm như nói với linh hồn người đã mất. Giăng Van- giăng cầu chúc cho linh hồn của Phăng- tin được siêu thoát. Giăng Van- giăng như hứa với Phăng- tin ông sẽ tìm, nhất định tìm thấy Cô- dét cho nàng. Ông đã làm được điều ấy.

Tất cả những chi tiết đọc- hiểu về Giăng Van- giăng, ta nhận ra tình yêu thương con người cùng khổ. Đây cũng là lòng yêu thương của V.Huy- gô đối với Giăng Van- giăng và Phăng- tin.

“Điều mà chẳng ai nghi ngờ… đặt vào đấy một nụ hôn”

- Chi tiết nào đáng chú ý? Vì sao?

- Chi tiết “bà sơ Xem-pli-xơ… vào cõi chết”.

Bà xơ Xem-pli-xơ không nói dối, bà cũng không nói sai. Điều vô lí lia, ảo tưởng kia có thể có thật. Một người đã chết thì không thể “nở một nụ cười”. Song một người khác xúc động khi chứng kiến cảnh Giăng Van- giăng “thì thầm bên tai Phăng- tin”, tưởng rằng Phăng- tin nở nụ cười thì đầy lại là một ảo tưởng có thể xảy ra. Nhà văn V.Huy-gô khi viết tới đoạn này xúc động trước tình cảm của Giăng Van- giăng đối vơi Phăng- tin và tưởng chừng thấy khuôn mặt Phăng- tin rạng rỡ hẳn lên, thì cũng là một ảo tưởng có thể có thật.

Vì sao vậy? Nó xuất phát từ ý tưởng của ngòi bút V. Huy- gô. Đó là khuynh hướng vươn tới những gì nên có,

sẽ có trong cuộc sống ở nơi trần tục này. Đó là ngòi bút lãng mạn của Huy- gô.

- Học xong đoạn trích, liên hệ với tiểu thuyết “Những người khốn khổ” em hiểu bản chất của người cầm quyền là gì?

- Xưa nay thường có hai quan niệm. Người cầm quyền phải tập trung tất cả những quyền lực về phía mình để rồi quyền sinh, quyền sát, bắt người khác thế nào cũng phải nghe theo.

- Song hiểu mộtcách trọn vẹn nhất về người cầm quyền là con người được tất cả mọi người hướng tới, là đỉnh cao của cái đẹp, cái thiện, sẵn lòng hi sinh vì người khác; con người có tâm hồn hoà chung với cộng đồng, cùng nếm trải và chia sẻ nỗi bất hạnh với con người.

III. Củng cốIV. Luyện tập IV. Luyện tập

Câu 1. SGK

Phần Ghi nhớ SGK

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vạt Phăngtin của V.Huy- gô. + Thông qua ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật. Trước hết ta thấy hoàn cảnh của Phăng- tin: ốm nặng trong nhà bệnh, đang được chăm sóc và cứu chữa. Chỗ dựa duy nhất của Phăng- tin lúc này là ông thị trưởng Ma-đơ-len tốt bụng. Ngoài ra chị không còn biết trông cậy vào ai. Song niềm tin ấy cứ mất dần khi xuất hiện Gia-ve. Ở đâu cái ác xuất hiện thì niềm tin và cái tốt, cái thiện bị phá vỡ. Ta chú ý cử chỉ và ngôn ngữ của Phăng- tin khi nhìn thấy Gia-ve. “Chị không thể chịu… cứu tôi với”.

Đây là tiếng kêu và cử chỉ của một người đang bị truy đuổi.

- Khi Gia-ve tiến vào giữa phòng và hét lên ta thấy: “Người đàn bà… Chị rùng mình”

- “Chị thấy tên… đang tiêu tan”.

- “Ông thị trưởng ơi!” Phăng- tin kêu lên.

- “Phăng- tin run lên bần bật”. Chị nói trong thảng thốt “Con tôi!... Ông thị trưởng ơi!”. Sau lời nói phũ phàng, độc ác của Gia-ve, ta thấy hình ảnh thương tâm này: “Phăng- tin chống hai bàn tay… Phăng- tin đã tắt thở”. Đây là hình ảnh cuối cùng của con người khốn khổ. Từ đây đến cuối đoạn trích, Phăng- tin mang tâm trạng chờ đợi- sợ hãi- thất vọng- tuỵêt vọng. Những cử chỉ, tiếng kêu của chị thể hiện niềm tin vào tình yêu thương của con người tin vào sức mạnh của tình yêu thương. Điều mà V.Huy- gô muốn khẳng định: Trong xã hội tư sản người với người là lang sói mà có niềm tin vào sức mạnh, vào con người, vào tình yêu thương thất đáng quý biết bao. Giá trị tác phẩm của V.Huy- gô là ở chỗ này. Câu 2. SGK - Vai trò Phăng- tin trong diễn biến cốt truyện: Nhân vật

Phăng-tin là nạn nhân. Cũng như Giăng Van-giăng, Phăng- tin cùng môt tuyến nhân vật với Giăng Van- giăng, những người khốn khổ. Vậy muốn quan hệ giữa Phăng- tin với Gia- ve là mói quan hệ giữa thiện và ác, với Giăng Van- giăng cùng là nạn nhân. Vì vậy vai trò của Phăng – tin:

ác.

+ Làm rõ tình yêu thương, đồng cảm của con người trong mối quan hệ với Giăng Van- giăng và bà xơ Xem- pli- xơ.

Giải quyết rõ vấn đề trên đây, ta thấy vai trò của nhân vật Phăng- tin

Câu 3. SGK Sự phân tuyến nhân vật trên đây có nét gần gũi với văn học dân gian.

+ Cuộc đấu tranh giữa hai phe thiện và ác

+ Độc giả bao giờ cũng đặt niềm tin vào thiện thắng ác.

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Củng cố chắc hơn những hiểu biết về thao tác lập luận bình luận

- Viết được một vài đoạn văn bình luận về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆNSGK- SGV- Bài soạn SGK- SGV- Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đối chiếu với lí thuyết để vận dụng linh hoạt sáng tạo, trao đổi thảo luận, đọc văn bản tham khảo.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w