Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoà

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 52 - 53)

- GV, Hs luyện đọc và giả

1. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoà

sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ đâu?

Em hãy phân tích tiếng hò trong bài thơ.

- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò.

- Tiếng hò được lặp đi lặp lại nhiều lần: + Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi!

- Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa đã khiến cho nhân vật trữ tình cảm nhận tất cả sự hiu quạnh.

+ Hiu quạnh của không gian đồng vắng + Hiu quạnh của thời gian trưa vắng + Hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn

+ Hiu quạnh của lòng người đang bị giam cầm trong tù cách biệt với cuộc sống bên ngoài.

- Tiếng hò đã đồng cảm, hoà điệu của nhiều nỗi hiu quạnh . Người chiến sĩ cách mạng ấy thấy nhớ nhung da diết đồng quê cũng là nhớ cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Đọc lại hai câu thơ:

Gì sâu bằng… thương nhớ ơi!

- Những câu thơ này như tiếng than khắc khoải, da diết. Nó diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị sống cách biệt với cuộc sống tự do ở bên ngoài nhà tù. Vì thế tiếng hò diễn tả nỗi quạnh hiu của người tha thiết yêu đời.

- Sự lặp lại của nhà thơ có tác dụng liên kết nhiều nội dung khác nhau để cho nó liền mạch, liền ý. Song sự lặp lại có tác dụng như nhấn mạnh, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng. Lặp lại, điệp lại còn tạo ra nhịp điệu triền miên khiến cho tâm trạng của nhân vật trữ tình với nỗi nhớ da diết khôn nguôi.

- Nỗi nhớ da diết với quê hương đồng bào được thể hiện như thế nào? Em hãy phân tích để làm rõ nỗi nhớ ấy?

- Đồng quê là hình ảnh thể hiện lên đậm nét qua nỗi nhớ của tác giả:

+ Cồn thơm + Ruồng tre mát + Ô mạ xanh mơn mởn

+ Nương khoai ngọt sắn bùi

+ Những chiều sương phủ bãi đồng

- Xóm làng và con đường thân thuộc cũng được gợi lên: + Xóm nhà tranh thấp

+ Con đường quen bước chân theo năm tháng mòn mỏi. Tất cả đều đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Nhưng tất cả đều bị ngăn cách.

- Con người gần gũi, thân thuộc: + Những lưng cong xuống luống cày

+ Những bàn tay vãi giống tung trời, một giọng hò đưa bố, mẹ già xa đơn chiếc đến những linh hồn đã khuất.

Từ nhớ đồng, nhớ quê hương đến nhớ con người, không chỉ con người trong hiện tại mà cả con người trong những kiếp người xưa, nỗi nhớ dừng lại ở hình ảnh người mẹ già nua đơn chiếc. Tất cả đều chân thật và đậm tình thương mến. Nhớ đồng là nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài nhà tù. Cuộc sống hôm qua còn gần gũi, gắn bó bây giờ đã trở nên cách biệt xa xôi rồi.

- Em có suy nghĩ gì về nỗi nhớ này?

- Thơ mới lãng mạn cũng gợi nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ dằng dặc của Huy Cận về quê nhà. Nỗi nhớ bâng khuâng của Hàn Mặc Tử về thôn Vĩ và cả nỗi nhớ thương, nhớ trong Tống biệt của thâm Tâm… Tất cả cũng là nỗi nhớ của con người ấy. Nỗi nhớ của Tố Hữu cũng mang sắc thái tình cảm riêng của con người, nhưng tình cảm riêng của con người, nhưng tình cảm của nhà thơ đã dành cho tất cả. Hình ảnh người lao động nổi bật lên trong nỗi nhớ và không phải ngẫu nhiên, Xuân Diệu gọi Tố Hữu là nhà thơ của tình thương mến.

- Từ nhớ đồng, nhớ quê, đến nhớ người. Tố Hữu đã nhớ đến bản thân mình như thế nào?

- Một quy luật rất tự nhiên, Nhà thơ nhớ tới mọi người, cảnh vật đồng quê không thể không nhớ tới mình. Mặt khác khi nhà thơ đã tự nguyện đi theo Đảng thì sự gắn bọ giữa cá nhân và quần chúng lao khổ là vấn đề tất yếu.

Cho nên nhớ tới mọi người không thể không nhớ tới mình. Nhớ tới mình, Tố Hữu không quên những ngày tháng tự do hoạt động trong phong trào mặt trận dân chủ:

Rồi một hôm nào tôi thấy tôi

Trên chín tầng cao bát ngát trời”

Đây là biểu hiện say mê lí tưởng, khao khát tự do và sôi nổi trong hành động của Tố Hữu. Càng nhớ đến những ngày tháng say mê hoạt động ấy, Tố Hữu càng cảm thấycô đơn với thực tại của cuộc sống gian cầm “như cánh chim buồn nhớ gió mây”. Thơ bao giờ cũng là nỗi nhớ niềm xúc động đến mãnh liệt của con người.

2. Diễn biến tâm trạng của Tố Hữu trong bài thơ “Nhớ

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w