PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK SGV Bài soạn

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 67 - 71)

I. Nêu yêucầu của từng đề

B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK SGV Bài soạn

SGK- SGV- Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. Đọc- tìm hiểu

1. Tiểu dẫn

- Nêu tóm tắt nội dung phần tiểu dẫn SGK

- Phần tiểu dẫn giới thiệu vài nét về Pu- skin và đặc điểm thơ của ông.

+ A- lếch- xan- đrơ Xéc- ghê- ê- vích Pu- skin sinh năm 1799trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Mát- xcơ- va. Từ 1811 (năm 12 tuổi) đêbs 1817 (năm 18 tuổi) học ở trường trung học dành cho con em quý tộc. Pu- skin sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, sớm nổi tiếng với những bài thơ yêu nước, ngợi ca sức mạnh vĩ đại của nhân dân Nga trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Na- pô- lê- ông (1912). Vì những bàithơ báng bổ Nga hoàng, Pu- skin bị đày đi phương Nam rồi phương Bắc (1820- 1826). Năm 1827 hạn đi đày được giảm, Pu- skin trở về kinh đô, nhưng mâu thuẫn giữa ông với chính quyền càng trở nên gay gắt. Năm 1837, Pu- skin bị sát hại trong một cuộc đấu súng giữa ông và tên Pháp sống lưu vong Đăng- téc, do chính quyền Nga hoàng chủ mưu. Năm đó ông mới ba mươi tám tuổi. Chính phủ Nga hoàng cũng chỉ cáo phó bằng dòng tin ngắn ngủi: “Mặt trời thi ca

Nga đã lặn rồi”.

+ Về văn học, Pu- skin viết nhiều thể loại: * Hơn 800 bài thơ trữ tình

* Tiểu thuyết bằng thơ Ép- ghê- nhi Ô- nhê- ghin.

* Những trường ca nổi tiếng: Ru- xlan và Li- út- mi- la,

Người tù Cáp- ca- dơ…

* Truyện ngắn của ông rất xuất sắc: Con đầm pích, Cô tiểu

thư nông dân.

* Tác phẩm Con gái viên đại uý là cuốn tiểu thuyết lịch sử. * Pu- skin còn viết nhiều vở kịch và truyện cổ tích bằng thơ. - Đặc điểm thơ của Pu- skin + Đặc điểm thơ của Pu- skin:

* Thơ Pu- skin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đương thời. Nhà văn Gô- gôn (1819- 1852) nhận xét: “qua thơ của Pu- skin, thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua một thấu kính diệu kì”. Vì thế đề tài trong thơ ông hết sức đa dạng. Song có hai chủ đề cơ bản xuyên xuốt dòng chuông thi ca của ông là cảm hứng tự do và tình yêu:

“Ta sẽ mãi được nhân dân yêu mến

Vì thơ ta đã đánh thức những tình cảm tốt lành Vì trong thế kỉ bạo tàn ra đã ca ngợi tự do Và gợi từ tâm đối với kẻ sa cơ”.

Sức hấp dẫn trong thơ tình yêu của Pu- skin là cảm xúc phong phú, rung động sâu xa và chân thành cao thượng trong tình cảm… tất cả được diễn rả qua nghệ thuật ngôn từ vừa giản dị, vừa trong sáng. Cảm xúc trong thơ Pu- skin mang tính hướng nội, kín đáo. Cấu tứ thơ rất mạch lạc, rõ ràng. Chúng ta có thể thấy những đặc điểm này trong bài Tôi

yêu em.

2. Văn bản

a. Bố cục

- Xác định bố cục và ý mỗi phần.

- Bài thơ chia làm 3 phần

+ Phần 1 (4 câu đầu) thể hiện những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

+ Phần 2 thể hiện nỗi khổ đau tuyệt vọng

+ Phần 3 thể hiện sự chân thành, vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình.

b. Chủ đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định chủ đề của bài thơ

Bài thơ giãi bày tâm trạng đầy mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm để từ đó bộc lộ khát vọng, tình yêu mãnh liệt. Nỗi khổ đau, tuyệt vọng của tình yêu đơn phương. Đồng thời bài thơ là lời cầu chúc chân thành, cao thượng.

II. Đọc- hiểu

- Tâm trạng nhân vật thể hiện ở 4 câu đầu như thế nào?

Ba tiếng “Tôi yêu em” mở đầu như một tín hiệu thẩm mĩ. Đây không phải là “Tôi yêu cô”, “anh yêu em” mà “Tôi yêu em”. Ba tiếng ấy như giãi bày, như thú nhận, một lời tự nhủ trực tiếp rất giản dị của nhân vật trữ tình: Tôi. Mấy tiếng “chừng có thể” nhân vật trữ tình thành thật bộc lộ lòng mình. Tình yêu như ngọn lửa chưa hẳn đã lụi tàn:

“Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

- Tình yêu ấy như ngọn lửa dai dẳng cháy và được ấp ủ. Câu 3 và 4 mạch thơ đột ngột chuyển hướng.

“Nhưng không để em… bóng u hoài”.

“Không để em phải bận lòng” nhấn mạnh quyết định dứt khoát, tỉnh táo của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình tự soi vào mình, dùng lí trí để làm ngừng xúc cảm: “không để em bận lòng”, “hồn em phải gợn bóng u hoài”. Tự buộc mình phải chối bỏ tình yêu của mình, dập tắt chút lửa tình còn âm ỉ.

- Em có suy nghĩ gì về tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình?

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình có mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm.

- Nhân vật em phần nào được hé mở qua các từ: “em bận lòng”, “hồn em phải gợn bóng u hoài”. Những từ đó giúp ta nhận ra sự éo le trong quan hệ tình cảm. Phải chăng tình yêu của nhân vật tôi không mang lại niềm hạnh phúc mà chỉ là nỗi buồn, bận lòng của em. Tôn trọng tình cảm người mà mình yêu, không muốn em buồn phiền vì bất cứ một điều gì. Nhân vật tôi tự chối bỏ tình yêu trong nỗi đau khổ của riêng mình. Đó là tình yêu đơn phương. Tình yêu về một phía. Thời kì ở Pê- téc- pua, Pu- skin thường lui tới nhà ông Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Mát-xcơ- va. Tới đây vì nghệ thuật nhưng cũng vì Ô- lê- nhi- na (con gái xinh đẹp cuả vị chủ tịch) Pu-skin đã dành nhiều những vần thơ đằm thắm: + Ngài và anh, cô và em

+ Hết rồi tình đã vỡ tan + Trên đồi Gra- di đêm xuống

Mùa hè năm 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nàng nhận lời. Năm 1829 bài thơ ra đời như chuyện tình đơn phương thu nhỏ.

- Ở trên đời này, chuyện tình yêu không được đáp đền thì người con trai bực bội, oán trách, than thở… Ở đây Pu- skin mặc dù bộc lộ tình cảm nồng cháy, mãnh liệt “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể/ Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” nhưng rút cục, tình yêu ấy không được đáp đền. Pu- skin tự nguyện rút lui mặc cho lòng mình bao giằng xé trong đau khổ. Bao nhiêu bận lòng, bao nhiêu u hoài, anh xin đón nhận “”Sương vương nắng dải nưa dầu… anh”. Đấy là vẻ đẹp nhân tính tiềm ẩn trong trái tim nhân vật trữ tình.

2. Tâm trạng của nhân vật tôi có thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng. HS đọc câu 5 và 6

- Nỗi đau khổ tuỵêt vọng được thể hiện như thế nào?

- Câu 5 và 6

“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”.

Hàng loạt từ: âm thầm, không hi vọng , rụt rè, hậm hực lòng ghen, mỗi từ như diễn tả đậm đặc trạng thái cảm xúc.

Hãy phân tích làm rõ tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng ấy?

+ Âm thầm  nỗi đau ủ kín trong lòng mình không nói lên được.

+ Không hi vọng  không còn niềm tin nào vào mối tình của mình nữa.Song sự đời, tình yêu càng âm thầm, ủ kín trong lòng thì tâm trạng càng mãnh liệt, sâu sắc, càng thương vụng, nhớ thầm. Biết rằng không hi vọng mà vẫn chờ đón, hướng tới, vẫn đặt niềm tin. Chờ đón, hi vọng, khao khát

luôn luôn đặt ra trong tâm trạng của nhân vật “tôi”, người đang ấp ủ mối tình đơn phương.

- Nỗi tuyệt vọng biểu hiện ở trạng thái “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”. Yêu thường đi đôi với “ghen” và yêu là hai trạng thái tình cảm đối lập mà không thống nhất. Vì ghen cũng là biểu hiện tình yêu. Nhưng đó là tình yêu ích kỉ. Lòng ghen tuông có thể đẩy con người tới sự mù quáng thấp hèn. Hai tiếng “lòng ghen” gợi một tâm trạng nặng nề u ám. Đọc hai câu thơ ta có cảm giác nhân vật tôi đang rơi vào đáy sâu của nỗi đau khổ giày vò hành hạ. Mười sáu tiếng của hai câu thơ đã thể hiện tất cả những cảm xúc ẩn chìm trong tâm trạng nặng nề đau khổ, cuồng nhiệt mà vô vọng, đằm thắm mà lo âu. Một tâm hồn vật vã trăn trở không biết đến nhẹ nhõm yên bằng.

3. Lời cầu chúc chân thành, cao thượng

- Lời cầu chúc ở cuối bài thơ thể hiện như thế nào? Hãy phân tích để làm nổi rõ?

- Hai câu kết bài thơ:

“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

Câu thơ: “Tôi yêu em… đằm thắm” như thể nhấn mạnh: Tôi đã yêu em, chân thành, dịu dàng, hết mình như thế đó. Nhân vật trữ tình giữ lại tất cả sự sầu đau, thất vọng để dâng hiến một tấm lòng chân thành, cao thượng. Đây là sự thăng hoa của tình yêu. Nhân vật trữ tình cầu chúc:

“Cầu em… yêu em”.

Trong lời cầu chúc đã xuất hiện sự so sánh. Mấy tiếng “được người tình như tôi đã yêu em” không phải là sự so sánh hơn kém giữa tôi và người tình em đã chọn mà đây là sự khẳng định tình yêu chân thành đằm thắm của mình. Trong so sánh hàm ẩn một lời nhắn nhủ, cao thượng biết bao nhiêu.

- Học xong bài này, em thấy cái đẹp, sức hấp dẫn ở chỗ nào?

Bài thơ tôn vinh phẩm giá con người. Đó là con người biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành đằm thắm. Trong tình yêu cũng có lúc đau khổ, nhưng con người biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lí trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm. Nhất là tình yêu đơn phương. Lời cầu chú đã thay cho lời vĩnh biệt một tình yêu không thành. Trong lời cầu chúc ấy còn là sự so sánh để khẳng định tình cảm của mình, đạo đức của mình. Cái đẹp và sức hấp dẫn của bài thơ là ở chỗ đó.

Bài thơ gợi cho em suy nghĩ về tâm hồn Pu- skin như thế nào? Về tình yêu ra sao?

- Bài thư gợi cho ra nhiều suy nghĩ về nhân vật trữ tình Pu- skin. Đó là tâm hồn đậm một nỗi buồn trong sáng, yêu chân thành, mãnh liệt, nhân hậu và cao thượng trước tình yêu không thành.

- Tình yêu chỉ đẹp khi có nhiều trắc trở. Tình yêu chỉ vươn tới hạnh phúc khi cả hai bên đều hướng vào nhau. Dẫu tình yêu không thành nhưng nó để lại dấu ấn đẹp thì mãi vẫn là mối tình đáng ca ngợi. Pu- skin quả là người có tình cảm tốt đẹp ấy.

“Ấy rồi tình đã vỡ tan

Anh hôn lần chót đôi bàn chân em Những lời chua xót thốt lên

Anh nghe lời đáp của em hết rồi”. (Không đề- Pu- skin)

- Điệp khúc nào thể hiện cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Hãy phân tích?

- Tôi yêu em là điệp khúc thể hiện cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tôi yêu em.

+ Gắn với quá trình tình yêu- vẫn còn hi vọng là mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm, song rất chân thành.

+ Gắn với đau khổ, dằn vặt, thất vọng + Gắn với tấm lòng cao thượng.

III. Củng cố Phần Ghi nhớ SGK

Đọc thêm:

BÀI THƠ SỐ 28

R.Ta- go

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. Đọc-tìm hiểu

1. Tiểu dẫn

- Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì? Em hãy nêu tóm tắt những điểm cơ bản.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 67 - 71)