Củng cố Tương tư thể hiện diễn biếng tâm trạng rất phong phú và tự nhiên của chàng trai nông thôn không tên tuổi.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 58 - 60)

nhiên của chàng trai nông thôn không tên tuổi.

- Sự hoà quyện giữa duyên quê và cảnh quê.

- Phong cách Nguyễn Bính thể hiện rõ trong thể thơ lục bát và giọng điệu, ngôn ngữ đều đậm chất chân quê, hồn quê.

Đọc thêm:

CHIỀU XUÂN

Anh Thơ

Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt

I. Đọc- tìm hiểu

1. Tiểu dẫn

- Nêu tóm tắt nội dung phần tiểu dẫn?

- Nguồn gốc: Sinh 1921 tại Ninh Giang- Hải Dương. Quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút danh là Anh Thơ. Anh Thơ sinh trưởng trong một gia đình công chức nhỏ có nguồn gốc nho học.

- Qúa trình sống; Anh Thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng rất ham văn chương, chịu khó đọc sách, có ảnh hưởng gia đình bên ngoại. Sống trong không khí buồn tẻ của gia đình còn nặng nền nếp phong kiến, Anh Thơ đã tìm đến văn chương để tự giải thoát mình và khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ năm 1937 Anh Thơ đã có tác phẩm thơ đăng trên báo Đông

phương, Tiểu thuyết thứ năm, Ngày nay, Phụ nữ…Anh Thơ được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Năm 1941 xuất bản “Bức tranh quê” gần 41 bài viết về cảnh nông thôn. Thơ bà làm xúc động lòng người ở cảnh bình dị, quen thuộc, thấm đượm tình quê đằm thắm, pha chút tâm sự bâng khuâng u buồn của cái tôi thơ mới. Năm 1945, Anh Thơ hăng hái tham gia cách mạng, lấy sự nghiệp văn chương của mình phục vụ kháng chiến, xây dựng đất nước. Anh Thơ từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá I và II. Bà được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007. Bà mất năm 2005.

- Tác phẩm chính của Anh Thơ: + Bức tranh quê (thơ= 1941)

+ Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ- 1957) + Theo cánh chim câu (1960)

+ Đảo ngọc (1963) + Hoa dừa trắng (1967) + Mùa xuân màu xan (1974) + Quê chồng (1977)

- Bài Chiều xuân rút ở tập Bức tranh quê

2. Văn bản

a. Chủ đề II. Đọc- hiểu

Chiều xuân dưới ngòi bút Anh Thơ.

- Không gian, thời gian, địa điểm miêu tả trong bức tranh quê?

- Bức tranh của buổi chiều xuân được miêu tả như thế nào?

- Miêu tả bức tanh quê vào mùa xuân ở đồng bằng Bắc Bộ thông qua không khí, nhịp sống và hình ảnh tiêu biểu gần gũi với con người.

- Đó là không gian của buổi chiều mùa xuân trên quê hương đồng bằng Bắc Bộ. Buổi chiều thường gợi cảm giác buồn. Nó phù hợp với ý thức thẩm mĩ của thơ mới lãng mạn giai đoạn 1930- 1945. Bởi vì văn học lãng mạn coi cái buồn, nỗi đau là một phạm trù thẩm mĩ.

- Hình ảnh quen thuộc: + Mưu bụi  mưa xuân

+ Dòng sông, bến nước, con đò + Quán bán hàng

+ Hoa xoan tím rụng

+ Con đê cỏ non mọc xanh biếc + Con vật: trâu, sáo, bướm + Con cò, cánh đồng lúa + Con người xuất hiện - Em có suy nghĩ gì về hình ảnh

này?

- Hình ảnh không xa lạ, gắn bó thân thiết con người, có nhiều hình ảnh tiêu biểu cho:

+ Sắc xuân: “chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”, “cỏ non tràn biếc cỏ”.

+ Khí xuân: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng”

+ Nhịp sống lặng lẽ: “Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”, thưa vắng người qua lại. Vì thế “Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng”.

Hoa rụng, mưa bụi bay, không gian lặng tất cả gợi nỗi buồn man mác buổi chiều quê. Nỗi buồn ấy từ lòng người nhuốm sang cảnh vật

Thơ trong toàn bộ thi phẩm được thể hiện như thế nào?

lẽ buổi chiều xuân. + Mưu bụi trên bến vắng

+ Quán tranh nghèo trong vắng lặng

- Tuy vâỵ, cảnh vật vẫn có hồn, có sắc khi nhà thơ khoác lên cảnh vật linh hồn con người.

+ Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi. + Quán tranh đứng.

- Sử dụng từ ngữ vừa có sắc thái gợi hình, gợi âm thanh. + Êm êm, im lìm, vắng lặng, vu vơ, rập rờn

- Miêu tả cái động để nói về cãi tĩnh:

+ “Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra/ Làm giật mình một cô nàng yếm thắm”. Con người đứng trước cảnh chiều xuân, trước đồng lúa xanh rờn thấm mưa xuân ướt lặng, cảm xúc cũng lắng xuống. Lũ cò con vô tình bay lên làm giật mình “cô nàng yếm thắm”. Rõ ràng nhà thơ miêu tả cái động để nói về cái tĩnh. Cái động ấy cũng một chút làm lòng người đang bâng khuâng bừng tỉnh.

- Đọc bài thơ này em có suy nghĩ gì về tâm trạng và tấm lòng tác giả?

- Sống trong không khí buồn tẻ bao bọc, Anh Thơ tìm đến thơ ca là biện pháp tự giải thoát. Tác giả để cho cái tôi của mình rung động trước cảnh vật quen thuộc bình dị . Đó là dòng sông, bến nước, con đò, rặng tre, bờ cỏ tất cả thấm một tình quê. Nói khác đi tình yêu quê hương đất nước đã bao trùm tất cả lên bức tranh quê buổi chiều xuan này.

Cảnh vật trong thơ cũng làm cho người đọc, người nghe thêm yêu, thêm quý quê hương đất nước mình. Bài thơ chắc hẳn làm sụt sùi những ai xa quê.

TIỂU SỬ TÓM TẮT

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt. - Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆNSGK + SGV + Bài soạn SGK + SGV + Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc, nêu vấn đề, trả lời câu hỏi, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w