Diễn biến tâm trạng của Tố Hữu trong bài thơ “Nhớ

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 53 - 58)

- GV, Hs luyện đọc và giả

2.Diễn biến tâm trạng của Tố Hữu trong bài thơ “Nhớ

đồng” HS đọc lại toàn bộ bài thơ- SGK

- Tâm trạng của tác giả diễn biến như thế nào trong bài thơ?

- Nhớ đồng biểu hiện tâm trạng chân thực qua diễn biến tự nhiên, liền mạch.

+ Nỗi nhớ bắt đầu bằng tiếng hò

+ Tiếng hò gợi tất cả những gì của đồng quê bên ngoài nhà tù. Cảnh sắc

đến hình ảnh người mẹ già nua đơn chiếc và cuối cùng là nỗi nhớ chính mình.)

- Nỗi nhớ từ hiện tại ngược về quá khứ. Sau cùng lại trở về hiện tại. Nó không chỉ có nhớ mà tràn ngập nỗi xót thương. Nó không chỉ có buồn sầu mà còn cháy bỏng niềm khao khát tự do. Đằng sau tâm trạng ấy hẳn là nỗi bất bình, phẫn uất với thực tại. - Đặt bài thơ Nhớ đồng với thơ

viết ở phần Xiềng xích trong tập thơ Từ ấy có gì khác và giống nhau?

- Các bài thơ viết trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy đáng chú ý là:

+ Tâm tư trong tù

+ Tiếng hát đi đày + Khi con tu hú + Trăng trối

Các bài thơ này cùng với Nhớ đồng đều có chủ đề chung là tâm tư trong tù.

+ Đọc những bài thơ này, người ta thấy tâm tư chân thực của người chiến sĩ cách mạng bị giam hãm trong tù ngục. Đó là người chiến sĩ đang say mê hoạt động trong phong trào cách mạng thì bị bắt. Bốn bức tường giam hãm làm sao tránh khỏi cảm giác cô đơn. Song vượt lên tất cả là nỗi niềm da diết yêu cuộc sống, khát khao tự do, hướng ra cuộc sống bên ngoài nhà tù. Người chiến sĩ cách mạng vượt qua giây phút yếu mềm, khẳng định ý chí chiến đấu.

+ Mỗi bài thơ có chủ đề tâm tư trong tù là sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn với tinh thần cách mạng. Đọc thơ Tố Hữu, chúng ta thấy nhà thơ đã bắt mạch được với phong trào thơ mới lãng mạn để diễn tả tinh thần ý chí, nghị lực cách mạng của mình. Tố Hữu đã tiếp thu cách tạo hình ảnh, diễn biến tâm tư của cái tôi cá nhân mình. Đấy là những điểm giống nhau của các bài thơ viết trong tù.

+ Tuy nhiên có những điểm khác. Đó là độ mờ nhạt ở từng khía cạnh của tâm trạng nhân vật trữ tình.

Cảm xúc bài thơ Nhớ đồng là gì?

Nhớ đồng quê, con người, nhớ cả chính mình là biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù. Bao trùm lên cảm xúc ấy là khát vọng tự do, là tình yêu Tổ quốc.

Đọc thêm:

TƯƠNG TƯ

Nguyễn Bính

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. Đọc- tìm hiểu1. Tiểu dẫn 1. Tiểu dẫn

- Nêu tóm tắt phần tiểu dẫn SGK

a. Nguồn gốc:

+ Nguyễn Bính sinh năm 1918. Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. Quê ở làng Thiện Vịnh xã Đồng Đội (nay là xã Công Hoà), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong một nhà nho nghèo. Mồ côi mẹ từ sớm, cha lấy vợ kế, Nguyễn Bính được cậu ruột nuôi. Lớn lên theo người anh trai là nhà thơ Trúc Đường ra Hà Nội kiếm sống.

- Quá trình sống:

+ Nguyễn Bính lưu lạc ở nhiều nơi, vừa dạy học vừa làm thơ. Cách mạng tháng Tám thành cong và kháng chiến chống thực

dân Pháp bùng nổ, Nguyễn Bính hoạt động ở Nam Bộ với tên gọi Nguyễn Bính Thuyết. Ông làm công tác tuyên huấn văn nghệ. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc tiếp tục làm văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định. Ông mất đột ngột vào sáng 30 tết Ất Tị, tức 20 tháng giêng năm 1966. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Nguyễn Bính làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1937, ông đạt giải thưởng của Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Các tập tiêu biểu: Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước

(1942), Chuyện thơ Cây đàn tì bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955), truyện thơ Tiếng trống đêm xuân (1958), Đêm sao sáng (1962), và vở chèo Cô son (1961) … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đặc điểm thơ Nguyễn Bính: Nhà thơ rất nhạy cảm với thời đại đầy biến động đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương. Nguyễn Bính đã thể hiện sâu sắc nỗi day dứt đến không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đông có nguy cơ mai một (Chân quê). Vì thế là một nhà thơ lãng mạn Nguyễn Bính lại thành công do trở về và đào sâu vào truyền thống dân gian. Thơ ông thể hiện vẻ đẹp chân quê thắm đượm tình quê duyên quê và phảng phất hồn xưa đất nước.

Nguyễn Bính thành công nhất ở thể thơ lục bát. b. Bài thơ Tương tư:

- Bài thơ được rút trong tập “Lỡ bước sang ngang” (1940).

2. Văn bản

a. Chủ đề

- Xác định chủ đề của nhà thơ

- Miêu tả tâm trạng tương tư của chàng trai nông thôn không tên tuổi. Với những diễn biến của yêu thương, hờn giận, trách móc và khao khát mong mỏi.

II. Đọc- hiểu

1. Em hiểu thế nào là tương tư.

- Theo Từ điển Hán Việt của Phan Văn Các thì tương tư là trai gái thương nhớ nhau.

Trong đời sống, Tương tư dùng để chỉ nỗi nhớ thương đơn phương ủ kín trong lòng chàng trai, cô gái hoặc một người nào đó. Trong dân gian thường có câu:

“Ba cô đội gạo lên chùa

Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư Sư về sư ốm tương tư

Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu”

hoặc:

“Ngỡ chàng thấu hết tấm lòng tương tư”

(Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)

Nguồn gốc của nỗi tương tư là khao khát được gần kề, được chung tình. Vì thế về mặt tâm lí con người rất phức tạp. Khi tương tư người ta thường nhớ nhung, thương cảm mà có sự hờn giận, trách móc. Để diễn tả tâm trạng ấy, con người dùng những lời khi thì mát mẻ, vòng vo, lấp lửng, khi thì bộc bạch xuôi chiều không hề giấu giếm. Có điều nguồn gốc của tương tư là nhớ thương và khao khát dành cho nhau nên lời nói đều dễ thương, dễ nghe và nhiều khi tế nhị, duyên dáng. Xin đọc

hai câu ca dao này: “Lá này là lá xoan đào

Tương tư thì gọi thế nào hỡi em”.

Hoặc trong thơ:

“Mình ơi! Mình ở mình đi Đi thì ta nhớ, ở thì ta thương Phân li cách trở đoạn trường

Con sông nho nhỏ con đường cát bay”.

Nhà thơ Xuân Diệu bộc bạch: “Tương tư ăn phải miếng mồi

Đứng đi trong lửa nằm ngồi trên sương”

- Diễn biến tâm trạng của chàng trai được thể hiện qua những cảm xúc nào?

- Diễn biến tâm trạng của chàng trai qua các bước: + Nhớ nhung “Thôn Đoài.. yêu nàng”

+ Băn khoăn dỗi hờn: “Hai thôn… này” + Than thở: “Ngày qua… xa xôi” “Tương tư… biết cho”. + Khát vọng mong mỏi: “Bao giờ… nào”

Diễn biến tâm trạng của chàng trai qua năm trạng thái cảm xúc. Những trạng thái này xen vào nhau chuyển hoá rất tự nhiên. Nó nhận được sự đồng cảm của những tâm hồn đã, đang, sắp yêu nhau.

- Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của chàng trai và nghệ thuật biểu hiện? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chàng trai nông thôn không tên tuổi bộc lộ nỗi nhớ đối với người mà mình yêu.

“Thôn Đoài ngồi nhớ…tôi yêu nàng”

Cách tạo hình ảnh độc đáo “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”. Đây không chỉ là cách mượn địa danh mà Nguyễn Bính đã tạo ra nỗi nhớ song hành. Người nhớ người. Thôn nhớ thôn. Biện pháp nhân hoá tạo ra bởi nỗi nhớ song hành ấy. Bao trùm lên bốn câu thơ là quy luật tâm lí. Khi tương tư, nỗi nhớ nhung cũng tràn ra cả không gian. Vì thế có cả hai miền không gian nhớ thương nhau. Ngôn ngữ đậm đà phong cách chân quê: thôn Đoài, thôn Đông. Thành ngữ: “Chín nhớ mười mong”. Đặc biệt cách bố trí ngôn ngữ thơ: “Một người… một người” Tác giả có ý đẩy đối tượng ra hai đầu câu thơ tạo giữa hai con người ấy một khoảng cách, giữa họ là “Chính nhớ mười mong” ngập tràn nỗi nhớ. Ý thơ, lời thơ như sự kể nể bộc bạch nỗi tương tư của chàng trai, nhớ nhung vời vợi.

Từ nhớ nhung, chàng trai bộc lộ tâm trạng gì? Hãy phân tích

- Từ nhớ nhung, chàng trai bộc lộ sự băn khoăn dỗi hờn: “Hai thôn chung… sang bên này”.

Thông thường chàng trai phải giữ vai trò chủ động. Ở đây lại khác. Chàng trai hoàn toàn thụ động ngồi chờ đợi. Vấn đề đặt ra tưởgn như hết sức vô lí. Song đây là cách để tác giả bộc lộ tâm trạng tương tư của chàng trai quê yêu vụng, nhớ thầm, yêu mà không được đáp lại. Cụm từ “Hai thôn chung lại” cố tình tạo ra khoảng cách gần gũi hai người. Những từ “cớ sao”, “chẳng sang” là sự trách cứ nhẹ nhàng, trách yêu đâu có phải lời đao to búa lớn gì. Người trong cuộc tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra trách móc vậy thôi.

“ Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”.

Cách bắt nhịp ngày qua ngày/ lại qua ngày đã biến tiếng “lại” thành điểm nhấn của ngữ điệu. Nó diễn tả bước đi của thờigian rất chậm chạp. Ngày mới chỉ diễn lại như ngày cũ chán ngán, vô vọng. Giọng thơ than thở đến ngán ngẩm. Nó biểu hiện tâm trạng nóng lòng chờ mong đến mòn mỏi. Song thời gian in đậm ỏ câu 8. Thời gian hiện lên qua việc chuyển màu “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”. Thời gian kéo dài tới mức lá xanh đã thành lá vàng. Đằng sau hình ảnh lá xanh nhuộm ấy là gì? Nếu không phải là tấm lòng héo hon sầu muộn của tương tư. Chàng trai quay sang trách móc mát mẻ. - Phân tích đoạn thơ (chú ý tới

không gian cảnh vật và biện pháp tu từ).

“Bảo rằng cách trở đò giang,

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho”

Lời trách móc không nặng nề đay nghiến cũng là trách yêu. Không gian cảnh vật được dẫn trong lời thơ là không gian cảnh vật của miền quê. Đó là hình ảnh đò ngang, đầu đình. Những hình ảnh ấy để cho nhân vật trữ tình dễ bộc bạch tâm trạng, bày tỏ mối tương quan tự một cách tự nhiên, kín đáo và tế nhị. Biện pháp điệp từ diễn đạt được tâm trạng của chàng trai.

+ Hai tiếng “xa xôi” được sử dụng với ý nghĩa khác nhau. Nó có sự đối lập: khoảng cách gần nhau chỉ là bên này, bên ấy, nhưng tình cảm sao lại xa xôi. Trách móc đấy.

+ Hai tiếng biết kết hợp với tiếng ai như giãi bày tâm tư tình cảm của chàng trai và cũng là lời trách mát mẻ.

Biện pháp điệp làm cho tình và cảnh quyện vào với nhau. Phân tích đoạn thơ Cuối bài thơ tâm trạng của chàng trai khao khát, mơ tưởng:

“Bao giờ bến mới gặp đò

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”

Trong bài thơ có nhiều cặp đôi: Một người/một người

Tôi/nàng Bên ấy/ bên này Hai thôn/ một làng Tiêu biểu ở đoạn thơ này: Bến/ đò

Hoa khuê các/ bướm giang hồ Nhà em/ nhà anh

Giàn giầu/ hàng cau Thôn Đoài/ thôn Đông Cau/ giầu

Những cặp đôi này xuất hiện từ xa tới gần, dừng lại ở cau giầu. Sự sắp xếp có ý vị. Nỗi niềm tương tư của chàng trai gắn liền với khát vọng hạnh phúc. Tình yêu gắn liền với hôn nhân gia đình, gắn liền với hạnh phúc.

cảnh quê được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

tâm trạng của chàng trai nông thôn không tên tuổi.

+ Tâm trạng nhớ nhung được diễn tả qua hình ảnh, địa danh gần gũi thân quen thuộc của cuộc sống ở nông thôn, quê kiểng + Tâm trạng than thở được diễn tả qua hình ảnh quen thuộc: lá xanh, nhuộm, cây lá vàng.

+ Tâm trạng tách móc mát mẻ, được diễn rả bằng hình ảnh gần gũi với làng quê

+ Thể hiện khát vọng mơ ước sử dụng hàng loạt hình ảnh sóng đôi: bến- đò, hoa khuê các- bướm giang hồ… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều đáng chú ý: Tất cả hình ảnh, từ ngữ, địa danh, cây cỏ, cảnh vật đều thuộc về chốn quê bao đời. Chính những tên gọi, cảnh vật và không gian quê kiểng để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng. Đây là sự hoà quyện giữ duyên quê và cảnh quê Từ sự phân tích trên hãy rút ra

nhận xét về phong cách thơ Nguyễn Bính?

- Phong cách thơ Nguyễn Bính là sự kết hợp tiếng thơ của thời đại với những gì biểu hiện trong văn hoá dân gian bao đời. Nói khác đi, Nguyễn Bính đã phát huy những truyền thống dân gian trong sáng tạo thơ mới. Có thể thấy trong đời sống thơ ca, Bàng Bá Lân nghiêng về đời quê, Anh thơ tả cảnh quê, Đoàn Văn Cừ tả nếp quê thì Nguyễn Bính lại đậm đà hồn quê.

- Dù viết cái gì “tiên và lá”, “truyện cổ tích”, “chân quê”, duyên quê, tâm tình quê, bao giờ Nguyễn Bính cũng thể hiện được hồn quê ấy. Nhà thơ đã tạo ra được sự hoà điệu giữa nội dung và hình thức, giọng điệu với lối nói quê, lời quê.

- Dấu ấn đâmj trong phong cách thơ Nguyễn Bính còn là thể thơ lục bát. Nguyễn Bính không thiên về lục bát cổ điển như Nguyễn Bính mà nghiêng về lục bát dân gian, phảng phất hơi thở của ca dao mang được cái hồn của thể thơ trữ tình dân gian ở giọng điệu, ở cách ví von, lời thơ kể cả khẩu ngữ vào thơ.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 53 - 58)