Quan niệm về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 92 - 93)

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Quan niệm về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh

hội của Phan Châu Trinh

- Tác giả quan niệm như thế nào về luân lí xã hội

- Tác giả có quan niệm như thế nào về luân lí xã hội ở Việt Nam?

Dựa vào những chi tiết cụ thể nào để tác giả khẳng định nước ra chưa có luân lí xã hội.

- Theo Phan Châu Trinh, ở phương Tây luân lí phát triển qua ba giai đoạn: gia đình, quốc gia, xã hội.

Trong thời cổ, mới chỉ có luân lí gia đình. Khi quốc gia hình thành mới có luân lí quốc gia ở Tây Âu. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mới hình thành luân lí xã hội. Bản chất của luân lí xã hội:

+ Coi trọng sự bình đẳng của con người

+ Quan tâm tới gia đình, quốc gia và cả thế giới.

- Theo tác giả xã hội Việt Nam thời đó luân lí gia đình và quốc gia đều đã bị tiêuvong. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước. Riêng về luân li xã hội là thứ luân lí đang được cổ vũ ở các nước phương Tây thì người dân ta chưa có ý niệm gì.

- Đó là các chi tiết:

+ Hai chữ “thiên hạ” đó tức là xã hội. “Ngày nay… từ lâu rồi”. + Người mình thì “phải ai tai nấy”, “ai chết mặc ai”.

+ Gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua

+ Không phát huy được tình đoàn thể, công ích góp gió làm bão, giụm cây làm rừng không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì. + Trí thức thì ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối, nịnh hót, chỉ biết có vua mà chẳng biết có dân.

+ Dựng lên luật pháp, phá tan tành đoàn thể của quốc dân.

+ Vua quan không quan tâm gì tới dân: “Dẫu trôi nổi,… nhúc lạy dưới”.

+ Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý.

+ Một người làm quan một nhà có phước: “dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình”.

+ Đua chen ở đám quan trường

+ Xưa là nho học đỗ đạt được bằng cử nhân tiến sĩ, ngày nay bọn ấy là bọn Tây học đã được cái chức kí lục, thông ngôn + Bọn quan lại… đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy. + Người dân “kẻ làm vườn” thấy quan sang, quan quyền cũng bén mùi làm quan. Nào bán ruộng bán trâu để chạy chọt đút lót, để được một chức bán trâu để chạy chọt đút lót, để được một chức xã trưởng hoặc cai tổng để ngồi trên, ăn trước hống hách… Mười ba chi tiết chứng tỏ nước ta ngày ấy chưa có luân lí xã hội. - Những chi tiết trên có vai trò

như thế nào trong bài văn nghị luận?

- Thái độ của tác giả thể hiẹn như thế nào trước thực trạng luân lí xã hội ở Việt Nam

- Đó là những dẫn chứng cụ thể trong bài văn nghị luận. Nó làm cho lí lẽ đưa ra vừa cụ thể vừa chân thực. Nó làm cho bài văn nghị luận có tính thuyết phục. Nó thể hiện sự hiểu biết và thái độ của người viết.

- Thái độ của tác giả thể hiện ở hai trạng thái:

+ Một xót xa trước thực trạng của người dân. Ông đau lòng, càng phải chỉ ra sự hèn kém của người dân nước mình. Nỗi đau như lặn vào bên trong để biến thành lời phê phán. Tất nhiên tác giả có sự phân biệt các đối tượng để phê phán.

(Người mình thì “phải ai tai nấy”…, sợ sệt, ù lì, …) Dân không biết đoàn kết, không biết công ích.

+ Hai là ông hướng mũi dùi đả kích vào bọn vua quan Nam triều thối nát. Phan Châu Trinh sử dụng từ ngữ rất linh hoạt. Ông gọi chúng là “bọn học trò”, “kẻ mang đai đội mũ”. “kẻ áo rộng khăn đen”, …

Ta nhận ra sự căm ghét cao độ của tác giả đối với bọn phong kiến, quan lại.

- Em có nhận xét gì về từ ngữ, giọng điệu câu văn?

- Tác giả sử dụng hình ảnh, cách ví von tình cảm của mình để tạo ra giọng điệu của câu văn chính luận.

+ Văn giàu hình ảnh khi viết về người dân

+ Khi viết về bọn quan lại (mang đai đội mũ, ngất ngưởng ngồi trên, áo rộng khăn đen, lúc nhúc lạy dưới, ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sử dụng thành ngữ, tục ngữ (phải ai tai nấy, một người làm quan một nhà có phước, ngồi trên ăn trước).

+ Hàng loạt những câu cảm thán (Dân không mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâudài, bọn quan lại càng phú quý).

Điều ấy chứng tỏ tác giả viết văn chính luận không chỉ soi sáng bằng sự tỉnh táo của lí trí mà còn bằng sự rung động của trái tim đầy yêu thương và căm giận. Yêu đất nước, Tổ quốc mình và căm giận bọnquan trường ngày ấy.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 92 - 93)