D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (Tiếp theo)
(Tiếp theo)
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. Đọc- hiểu
2. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Các phương tiện diễn đạt
a1. Về từ ngữ: ngôn ngữ chính luận sử dụng như thế nào?
Về phương tiện diễn đạt từ ngữ, cách ngôn ngữ chính luận dùng lớp từ chính trị: độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự
do,quyền lợi, phát xít, thực dân… Lớp từ ngữ có màu sắc
chính trị quen thuộc với một số từ. Song cũng có những từ lạ lẫm vì ít dùng:
Ví dụ: công hàm, công ước, nghị định thư + Là những câu có kết cấu chuyên môn
a2. Ngữ pháp
- Câu văn trong văn bản chính luận có kết cấu như thế nào?
+ Gắn với những phán đoán lôgíc trong hệ thống lập luận. Câu trước gợi câu sau. Câu sau liền câu trước
+ Những câu phức hợp có từ ngữ liên kết: Do vậy, bởi thể, cho nên, vì lẽ đó… Có những câu ghép chính phụ với nhiều mối quan hệ:
Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân kết quả Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân kết quả. Câu ghép chính phụ có quan hệ phương tiện mục đích a3. Biện pháp tu từ - Về tu từ ngôn ngữ chính luận sử dụng như thế nào? - Sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ Phân tích ví dụ- SGK + Phép hoán dụ
Tuy nhien việc dùng biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ lập luận thêm hấp dẫn chứ không phải là chủ yếu. Vì đích của văn bản chính luận là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ lập luận.
- Chú ý: Đối với diễn thuyết ngôn ngữ chính luận chú trọng cách phát âm.
Người nói phải khúc chiết, rõ ràng rành mạch. Trong đó ngữ điệu đóng vai trò quan trọng để thuyết phục người nghe.
b. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận
b1. Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính công khai về quan điểm chính trị được thể hiện như thế nào?
- Ngôn ngữ chính luận có chức năng thông tin về vấn đề thời sự đồng thời cũng bộc lộ công khai về quan điểm chính trị, không che giấu, úp, mở.
Muốn thực hiện được tính công khai về quan điểm chính trị thì người nói hoặc người viết phải cân nhắc, suy nghĩ kĩ khi dùng từ. Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ, biểu thị hai mặt. Tránh viết những câu nhiều ý dễ làm cho người đọc, người nghe lẫn lộn quan điểm.
Ví dụ: SGK B2. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và
suy luận
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt biểu hiện như thế nào?
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt biểu hiện cụ thể ở hệ thống những luận điểm, luận cứ. Tìm ý lớn, nhỏ, từng câu, đoạn phối hợp với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Không nên ý nọ nhằng ý kia. Chưa giải quyết trọn vẹn ý này lại sang ý khác, không đảm bảo tính lôgíc trong diễn đạt.
Ví dụ: SGK B3. Tính truyền cảm thuyết phục
- Tính truyền cảm thuyết phục được thể hiện như thế nào trong phong cách ngôn ngữ chính luận?
- Mục đích của văn chính luận là tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn.
- Giọng văn phải hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
- Văn chính luận phải thể hiện cá tính sáng tạo.
Tóm lại: Ngôn ngữ chính luận ở nước ta rất phát triển đã hình thành một phong cách ngôn ngữ độc lập với ba đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị + Tính chặt chẽ trong diễn đạt, suy luận + Tính truyền cảm và thuyết phục
II. Củng cố Phần Ghi nhớ SGK