Tác giả miêu tả bức tranh lao động

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 41 - 43)

như thế nào để bộc lộ tâm trạng của mình?

- Điểm nhìn của nhà thơ lúc này không phải là đỉnh trời nữa mà là mặt đất. Người đã ghi lại hình ảnh của cô gái xay ngô. Hình ảnh này nổi bật trong bức tranh chiều tối.

- Bác đã quên cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống xung quanh. Bác như hoà vào không khí lao động ở xóm núi, đồng cảm với nỗi vất vả của người lao động.

- Cô gái xây ngô và bếp lửa rực hồng gợi tới cảnh gia đình đầm ấm, bộc lộ khát vọng, ước mơ thầm kín của người tù bị lưu đày trên đất khách về cuộc sống tự do.

- Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả này?

- Có hai chi tiết cần chú ý. Một là hình ảnh cô gái xuất hiện đã hướng người đọc từ không gian cảnh vật của mây trời, chim muông trở về với đời sống của con người. Đây cũng là đặc điểm

của câu chuyển trong bất cứ bài thơ tứ tuyệt nào của Bác. Xin dẫn vài ví dụ:

+ Bài Giải đi sớm khổ 1, câu thứ ba:

Người đi cất bước trên đường thẳm

+ Bài Ngắm trăng, câu thứ ba:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

+ Bài Rằm tháng giêng, câu thứ ba:

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Trong thơ xưa, con người cũng xuất hiện chứ đâu chỉ riêng có thơ Bác. Đây là cảnh Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

“Lom khom dưới núi tiêu vài chú Hay “Gác mái ngư ông về viễn phố” ( Chiều hôm nhớ nhà)

Có điều con người xuất hiện trong thơ người xưa chỉ làm tăng thêm cái hoang sơ của cảnh vật. Con người trong thơ Bác vừa khoẻ khoắn, nó mang lại niềm vui trong cuộc sống lao động. Nó làm dịu đi nỗi cô đơn của người đi đường. Người đi đường trong phút chốc cũng cảm thấy hơi ấm của sự sống, của tự do.

Hai là hình ảnh rực hồng của lò than. Chữ “hồng” thật đáng chú ý. Đấy chỉ là “thi nhãn” hoặc là “nhãn tự”. Xin dẫn ý kiến của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Chữ hồng sáng bừng lên. Nó cân lại, chỉ là một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy chăng nữa. Với chữ hồng đó, có ai còn cảm giác nặng nề mệt mỏi nhọc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia” - Từ cách miêu tả ở hai câu đầu đến

hai câu cuối, bài thơ có sự vận động như thế nào? Hãy phân tích cụ thể và nêu ý nghĩa của sự vận động ấy?

- Bài thơ có sự vận động của không gian, thời gian từ lúc chiều muộn cho đến chiều tối, từ không gian núi rừng hưu quạnh đến không khí đầm ấm của gia đình. Từ nỗi buồn cô đơn thấm mệt của người tù bị lưu đày đến niềm vui tìm thấy trong lao động. Sự vận động ấy chỉa có ở sự cảm nhận, cái nhìn đầy lạc quan và tình yêu thương con người của một tâm hồn “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”.

Bài thơ Chiều tối tiêu biểu cho bút pháp cổ điển mà hiện đại của thơ Bác ở Nhật ký trong tù, em hãy phân tích và làm sáng tỏ?

- Vẻ đẹp cổ điển trong thơ Bac

+ Nói tới vẻ đẹp cổ điển trong thơ, người ta thường liên hệ tới Đường thi, Tống thi. Bài Chiều tối có vẻ đẹp ấy.

Thơ nghiêng về cảm hứng thiên nhiên, về không gian rộng lớn. * Nhà thơ không miêu tả cụ thể mà chỉ gợi vài nét cốt ghi lại linh hồn cảnh vật (chim mỏi mệt về rừng, mây cô lẻ bay chầm chậm).

* Bài thơ khai thác thi đề phổ biến

* Thơ xưa mượn cảnh để ngụ tình. Thơ Bác cũng theo cách ấy. Song thơ Bác nhất là bài Chiều tối thể hiện tính hiện đại.

+ Thơ có sự vận động của cảnh

+ Sự vận động ấy lại hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. + Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn vào cảnh vật.

Thơ Bác, nhân vật trữ tình hiện ra trung tâm của cảnh thơ, chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh.

mà hiện đại.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 41 - 43)