NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích Những người khốn khổ)

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 83 - 86)

V. Nhận xét của thầy cô giá o Tác phong trình bày Nội dung trình bày

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích Những người khốn khổ)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích Những người khốn khổ)

(Trích Những người khốn khổ)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Qua hình tượng nhân vật đối lập và diễn biến của tình tiết, cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương mà Huy- gô muốn gửi gắm.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆNSGK- SGV- Bài soạn SGK- SGV- Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. Đọc- tìm hiểu 1. Tiểu dẫn

- Tóm tắt phần tiểu dẫn SGK?

a. Nhà văn của những người khốn khổ

- V.Huy-gô (1802- 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng nước Pháp. Những tác phẩm của ông:

Thơ Những khúc ca phương Đông (1829), Lá thu

(1831), Trừng phạt (1853), Mặc tưởng (1856).

Tiểu thuyết Nhà thơ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn

khổ

Kịch lãng mạn Éc-na-ni.

- Tóm tắt tiểu thuyết Những người khốn khổ + Từ tù khổ sai trở thành thị trưởng một thành phố

* Giăng Van- giăng một người lao động nghèo khổ vì thương cháu đói, đập vỡ tủ kính lấy chiếc bánh mì mà bị kết án 19 năm tù khổ sai/

* Ra khỏi nhà tù, nhờ cảm hoá của giám mục Mi-ri-en ông trở thành ngừơi tốt, đổi tên là Ma-đơ-len, mở nhà máy trở nên giàu có, giúp đỡ mọi người và được cử làm thị trưởng một thành phố nhỏ.

+ Trở về với tên thật của mình

* Tên mật thám Gia-ve vẫn nghi ngờ, ngày đêm theo dõi Ma-dơ-len.

* Trong nhà máy của ông có một cô thợ dệt Phăng-tin. Vì nhẹ dạ, bị bạc tình khi cô đã có một đứa con. Cô bị đuổi ra khỏi nhà máy. Phăngg- tin phải gửi con tại nhà vợ chồng Tê-nác-đi-ê độc ác. Chị phải bán tóc, bán răng để lấy tiền gửi nuôi con.

* Phăng-tin bị gã tư sản Ba-ma-ta-boa trêu chọc tàn nhẫn trong lúc Phăng-tin ốm liền bị Gia-ve bắt bỏ tù. May nhờ có Ma-dơ-len đưa Phăng- tin vào bệnh xá. Trong khi đó, Ma-đơ-len quyết định ra đầu thú để cứu Săng-ma-chi-ơ bị bắt oan. Ông trở lại với tên thật của mình  tù khổ sai Giăng Van- giăng.

+ Có mặt trên chiến luỹ, vì hạnh phúc của mọi người. * Vào tù, Giăng Van- giăng lại vượt ngục tìm Cô- dét, con của Phăng- tin, giữ lời hứa với nàng. Ông đưa Cô- dét về sống ở Pa- ri.

* Cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại chính quyền tư sản nổ ra tháng 6/1832. Nhiều tấm gương chiến đấu

dũng cảm như cụ già Ma- bốp, chàng sinh viên Ăng- giôn-rát, cháu bé Ga-vơ- rốt. Ông cứu sống Ma-ri- uýt, người yêu của Cô- dét và tha thiết cho Gia- ve. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma- ri-uýt và Cô- dét và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn. 2. Văn bản

a. Bố cục

- Xác định bố cục của đoạn trích và ý của từng phần

- Đoạn trích có thể chia làm 3 phần:

+ Phần một từ đầu đến “Chị rùng mình”  Giăng Van- giăng chưa mất hết uy quyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phần hai tiếp đó đến “Phăng- tin đã tắt thở”

+ Phần ba còn lại  Giăng Van- giăng khôi phục uy quyền.

- Tại sao Giăng Van- giăng lại là người cầm quyền khôi phục uy quyền mà không phải là Gia- ve?

- Về phía Gia- ve, lâu nay hắn vẫn phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len. Nhưng khi Giăng Van- giăng trở lại với tên thật của mình thì gã thanh tra Gia-ve tưởng đã đủ điều kiện để khôi phục quyền hành của hắn.

- Song xét riêng đoạn trích này ta thấy dưới con mắt của mọi người trong đó có Phăng- tin thì ông thị trưởng Ma- đơ-len vẫn là vị cứu tinh của nàng. Ngay cả Gia-ve cũng phải khép nép phục tùng nghe theo Giăng Van- giăng. Vì vậy người khôi phục uy quyền chính là Giăng Van- giăng. Ở phần cuối tác phẩm chính Giăng Van- giăng đã tha chết cho Gia-ve.

II. Đọc- hiểu

1. Gia- ve hiện thân của con ác thú - Gia- ve hiện thân của con ác thú được miêu tả qua chi tiết nào? Hãy phân tích những chi tiết đó.

- Tác giả V.Huy- gô đã sử dụng lối so sánh ngầm:

+ Giọng nói: “Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”.

+ Cặp mắt: như cái móc sắt và cái nhìn ấy, hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ.

+ Cái cười: Phô ra cả hai hàm răng.

Từ giọng nói qua lời bình của tác giả Gia- ve không phải là người. Thế thì cái nhìn, cái cười cũng đâu phải là người. Nó là con ác thú. Xin đọc thêm: “Khi hắn cười thì… loại ở chỗ đó”.

- Khi phát hiện ra Giăng Van- giăng thì thái độ của Gia-ve như thế nào?

- Tác giả miêu tả hành động của Gia-ve

Hắn vừa gần vừa như thôi miên con mồi. “Cứ đứng lì một chỗ”… sau đó hằn mới lao tới “tiến vào giữa phòng” ngoạm lấy cổ con mồi “túm lấy cổ áo”.

Hành động được miêu tả mạnh dần và như một con thú vồ mồi lúc đầu im lặng rình mổi sau đó lao tới ngoạm vào con mồi. Gia-ve đúng là con ác thú.

- Tác giả miêu tả thế giới nội tâm của Gia-ve như thế nào?

+ Gia- ve không hề để ý và quan tâm tới người đang ốm là Phăng-tin.

+ Hắn còn quát tháo trong nhà bệnh

+ Hắn không giấu điều mà Giăng Van- giăng cần phải bí mật với Phăng-tin: “Mày nói giỡn…Mày xin tao ba ngày để chuồn hả. Mày bảo là để đi tìm đứa con cho con đĩ kia! À à! Tốt thật! Tốt thật đấy”.

+ Hắn vùi dập mất tia hi vọng cuối cùng của Phăng-tin vào ông thị trưởng bằng cách tuyên bố: “Tao đã bảo… chỉ có thế thôi”. Gia- ve thật độc ác

- Gia-ve đối với tình mẹ con được thể hiện như thế nào?

- Cách xử sự của Gia-ve trước nỗi đau cuả tình mẫu tử khi Phăng-tin biết hết sự thật kêu lên: “Con tôi! Thế ra nó… đến lúc rồi đấy”.

Thật tàn bạo!

Gia-ve đối với người chết? - Đúng là con ác thú. Trước khi cái chết của Phăng-tin, cái chết của đồng loại, Gia-ve không hề tỏ thái độ gì, một chút lòng thương cảm hoặc xót xa. Đằng này hắn vẫn tiếp tục quát: “Đừng có lôi thôi… cùm tay lại”. Thật dã man

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 83 - 86)