Củng cố IV Củng cố

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 43 - 47)

IV. Củng cố

Câu1. SGK

Phần Ghi nhớ SGK

- Bài thơ có sự vận động. Đó là sự vận động của không gian, thời gian từ chiều muộn đến tối, từ núi rừng hiu quạnh đến không khí sinh hoạt đầm ấm của gia đình. Từ nỗi buồn cô đơn, thấm mệt của người tù bị lưu đày đến niềm vui tìm thấy trong lao động. Đây đâu chỉ đơn thuần là sự vận động của tứ thơ? Đây là thể hiện tinh thần lạc quan và tình yêu thương con người, yêu cuốc sống, là nghị lực vượt lên tất cả sự đoạ đầ

Câu 2. SGK - Hình ảnh đẹp nhất, tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh là: “Cô em xóm núi xay ngô tối”. Đây là hình ảnh nổi bật trong bức tranh lúc chiều muộn. Nó khẳng định điểm nhìn của nhà thơ không phải là đỉnh trời mà là mặt đất. Tại sao đây là hình ảnh đẹp nhất?

+ Hình ảnh ấy đã hướng người đọc từ cảnh mây trời, chim muông trở về với đời sống con người.

+ Thơ xưa con người cũng xuất hiện, nhưng nó chỉ làm tăng thêm vẻ hoang sơ của cảnh vật. Con người trong thơ Bác khoẻ khoắn, nó mang lại niềm vui của lao động, của đời thường. Nó làm dịu đi nỗi cô đơn của người đi đường, nhất là người tù đang khao khát tự do. Bác như hoà vào không khí lao động, đồng cảm với nỗi vất vả của người lao động.

+ Cô gái xay ngô và cả lò than rực hồng gợi tới cảnh gia đình đầm ấm, bộc lộ khát vọng, ước mơ thầm kín của người tù về cuộc sống tự do.

Câu 3. SGK - Khi đọc thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Điều này thể hiện trong bài Chiều tối. Nói tới thép trong thơ là khẳng định ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan của người tù cộng sản. Bác bị giải đi suốt từ sáng đến chiều tối. Bụng đói, chân mỏi. Người thấm mệt. Nỗi cô đơn của người tù nơi đất khách quê người giữa núi rừng quạnh hiu, Bác vui làm sao được. Người gửi tâm trạng ấy qua cánh chim mỏi và chòm mây cô đơn. Song tứ thơ không đóng lại ở đó. Nó vận động, vươn tới hình ảnh khoẻ khoắn của “cô em xóm núi” trong lao động. Người đã tìm thấy niềm vui trong lao động, phút chốc quên đi nỗi đày ải của riêng mình. Bác đã chia sẻ và đồng cảm với người lao động, bộc lộ khát khao thầm kín về một cuộc sống tự do. Bài thơ có sự vận động khiến người ta liên tưởng thấy con người như muốn tuông ra khỏi bóng tối vây hãm để đến nơi ánh sáng rực rỡ. Màu hồng của lò than rực cháy chính là chất thép đã toả sáng trong thơ.

TỪ ẤY

Tố Hữu

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Thấy rõ niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.

- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật cái tôi trong thơ.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆNSGK + SGV + Bài soạn SGK + SGV + Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Khi bị giam trong xà lim nhà tù đế quốc, Tố Hữu nhớ lại giây phút giác ngộ lí tưởng của mình:

“Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi

Trên chín tầng cao bát ngát trời”.

Lúc ấy, Tố Hữu mới 18 tuổi. Để thấy được tâm trạng Tố Hữu như thế nào ta tìm hiểu bài thơ Từ ấy.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. Đọc- tìm hiểu1. Tiểu dẫn 1. Tiểu dẫn

- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?

- SGK giới thiệu vài nét về Tố Hữu và con đường thơ, hoàn cảnh sáng tác và vị trí của bài thơ Từ ấy.

+ Tố Hữu sinh năm 1920 ở làng Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế trong một gia đình nhà nho nghèo. Song thân của Tố Hữu rất say mê với việc sưu tầm ca dao, tục ngữ. Tố Hữu sinh ra ở mảnh đất rất giàu về truyền thống văn hoá (những làn điệu dân ca, điệu hò mái nhì, mái đẩy- Nhạc cung đình). Tất cả có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm hồn thơ Tố Hữu.

+ Năm 17 tuổi Tố Hữu đã giác ngộ cách mạng. Năm 1938 – 18 tuổi được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Từ đó sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Đó cũng là chặng đường phát triển không ngừng về tư tưởng, nghệ thuật của thơ Tố Hữu. Các tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một

tiếng đờn, Ta với ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nội dung thơ Tố Hữu bám sát chặng đường cách mạng để phản ánh. Vì vậy thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của người công dân, chiến sĩ, cán bộ cách mạng đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, với Bác Hồ.

+ Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

+ Cảm hứng của thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hướng sử thi.

Tố Hữu là hiện tượng đặc biệt của thơ ca cách mạng. Ông vừa hoạt động cách mạng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Trung ương Đảng và Chính phủ, vừa làm thơ: Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999.

+ Từ ấy là tập thơ đầu của Tố Hữu. Tập thơ gồm ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” được sáng tác năm 1937 đến 1946. Bài thơ Từ ấy nằm trong phần “Máu lửa” được mang tiêu đề của toàn bộ tập thơ.

2. Bài thơ

a. Bố cục

- Bài thơ chia làm mấy đoạn. Nêu ý của mỗi đoạn nói gì?

- Bài thơ chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1, khổ thơ đầu: Niềm say mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởgn Đảng.

+ Đoạn 2, khổ hai: Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng.

+ Đoạn 3, khổ ba: Sự khẳng định của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng.

b. Chủ đề

- Nêu chủ đề bài thơ.

Bài thơ bộc lộ nìêm say mêm náo nức khi đón nhận lí tưởng Đảng của Tố Hữu. Đồng thời thể hiện lời tâm nguyện của nhà thơ khi đã được giác ngộ cách mạng.

II. Đọc- hiểu

- Theo em hai khía cạnh của chủ đề, ý nào là cơ bản. Vì sao?

- Thực ra ý nào cũng góp phần làm nên linh hồn của bài thơ song ở khía cạnh một của chủ đề là trọng tâm Vì.

+ Hình ảnh Mặt trời chân lí là mặt trời chiếu ánh sáng đúng đắn nhất. Ánh sáng ấy lại “chói qua tim”: Nghĩa là lí tưởng Đảng không chỉ làm thay đổi nhận thức, trí tuệ mà còn cả tình cảm nữa. Vì vậy khổ một coi như là gốc rễ, khổ hai và ba chỉ là cành và ngọn. Xác định được điều này, chúng ta tập trung đọc hiểu khía cạnhmột.

1. Niềm say mê náo nức của tâm hồn nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Đảng.

- Thời gian được thể hiện qua từ ngữ nào? Em có suy nghĩ gì?

- Hai tiếng “Từ ấy” trong khổ thơ là thẻ hiện về thời gian. Thời gian nhiều khi là ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời của con người. Với Tố Hữu, hai tiếng “Từ ấy” như một dấu ấn quan trọng. Nó đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu. + Trước đó Tố Hữu còn băn khoăn đi tìm kiếm lẽ yêu đời cũng như nhiều thanh niên khác “vẩn vơi theo mãi vòng quanh quẩn”. + “Từ ấy” như điểm chốt của thời gian, không gian đã xác định. Từ bóng đêm của cuộc đời cũ, Tố Hữu đã đón nhận ánh sáng lí tưởng Đảng. Lí tưởng Đảng đã chiếu rọi và làm bừng sáng về mặt trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm cho con người. Vì thế hai tiếng “Từ ấy” không chỉ là tiếng lòng riêng của Tố Hữu mà nó ngân nga với mọi cuộc đời chung.

- Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh nào đáng chú ý. Em hãy phân tích hình ảnh ấy.

- Trong khổ thơ đầu có hai hình ảnh đáng chú ý. Hình ảnh thứ nhất: “Mặt trời chân lí chói qua tim”.

+ Mặt trời của mùa hạ, vì nó tiếp với câu hỏi mở đầu “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”. Mặt trời toả ánh sáng rực rỡ, chói chang. Nhà thơ đã chuyển hoá thành “Mặt trời chân lí”. Chân lí là những gì đúng đắn nhất đã được mọi người thừa nhận. Mặt trời chân lí là mặt trời toả ánh sáng đúng đắn nhất, mạnh mẽ nhất. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ, đột ngột. “Chói” chỉ nguồn ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ. Tố Hữu đã từng ca ngợi lí tưởng Đảng, Bác Hồ:

Người rực rõ như mặt trời cách mạng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

“Mặt trời chân lí” cũng là “ mặt trời cách mạng”. Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng Đảng. lí tưởng cách mạng bằng trí tuệ. Người thanh niên ấy đã nhận ra đâu là tốt đẹp, là nghĩa của đời phải vươn tới. Nói cách khác, nhà thơ hiểu được bản chất cuộc đời, đâu là đúng, đâu là sai. Trong khi biết bao nhiêu con người cùng trang lứa chưa

dễ gì nhận ra lí tưởng Đảng, Tố Hữu đã chủ động đón nhận. Điều đó chứng tỏ, Tố Hữu phải là con người tỉnh táo, sáng suốt. Lí tưởng Đảng đã xua tan nhận thức mờ tối, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới.

+ Tố Hữu không chỉ đón nhận lí tưởng Đảng bằng trí tuệ mà bằng cả tình cảm rạo rực, say mê, sôi nổi nhất. Điều ấy được thể hiện bằng hình ảnh thứ hai:

Hồn tôi là một vườn hoa lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự so sánh tu từ mang lại cảm xúc mà người đọc chấp nhận được. Một mảnh vườn hoa lá chắc hẳn phải là mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống, có lá có hoa lại ngọt ngào hương sắc, có chim hót rộn ràng.

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Mảnh vườn ấy được so sánh như tâm hồn nhà thơ. Phải chăng tâm hồn ấy tràn ngập niềm vui, niềm say mê, náo nức trẻ trung sôi nổi với cảm hứng lãng mạn tràn đầy trong buổi đầu tiếp nhận lí tưởng cộng sản. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng cộng sản đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho con người.

- Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa lí tưởng với cuộc sống, cách mạng và thơ ca khi đọc bốn câu thơ mở đầu bài thơ “Từ ấy”?

- Con người ta sống phải có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người biết về đâu, đi đâu. Cùng thời với Tố Hữu có những con người băn khoăn tự hỏi mình:

Hỡi người bạn anh về đâu đấy nhỉ

hoặc Lòng ôi! Xa vắng mênh mông là buồn”

Những câu thơ ấy của Thế Lữ một thời đã tìm thấy biết bao tâm hồn tri âm để rồi dẫn đến sự buông xuôi phó mặc, những tiếng thở dài đến não ruột, não gan. Giữa lúc ấy lí tưởng cộng sản đã thắp sáng trong thơ Tố Hữu để rồi có cất thành lời vừa da diết, vừa thôi thúc vẫy gọi:

“Hỡi những con khôn của giống nòi

Chọn một dòng hay để nước trôi”

Hay mạnh mẽ hơn:

“Đi đi em can đảm bước chân lên

Mà hôm nay anh đã nhóm trong bụng”

+ Đó còn là mối quan hệ giữa cách mạng và thi ca. Cách mạng không hề đối lập với nghệ thuật. Với Tố Hữu cách mạng và thơ là một.

Cách mạng luôn luôn khơi nguồn và mang lại những cảm hứng đầy sáng tạo của thơ. Những tập thơ nối tiếp ra đời của Tố Hữu đã chứng minh cho điều ấy.

2. Lời tâm nguyện chân thành

- Em hãy nêu nội dung khái quát của khổ thơ thứ 2?

Khổ thơ thứ hai:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

Khổ thơ thứ hai trong bài Từ ấy của Tố Hữu thể hiện nhận thức mới về lẽ sống.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 11 ( Tập 2) (Trang 43 - 47)