- Cơ chế tiếp nhận và sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp
3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao năm lực của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên phụ trách công tác quản lý sinh viên du học tại nước ngoài là một yêu cầu khách quan, đảm bảo sự thành bại của lĩnh vực quản lý công tác đào tạo nhân lực trình độ
cao ở nước ngoài nói chung và công tác quản lý lưu học sinh, sinh viên nói riêng. Cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn về quản lý vững vàng, phẩm chất chính trị tốt, thường xuyên nắm bắt các nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn để sửa đổi, xây dựng và ban hành chính sách sát hợp với thực tiễn. Công tác quản lý sinh viên du học có đặc điểm: lập kế hoạch mang tính liên ngành, tổ chức không có cấu trúc chính thức, lỏng lẻo và linh hoạt, lãnh đạo phân tán, khó tập trung, kiểm tra và đánh giá khó triển khai thường xuyên và toàn diện. Chính vì vậy, công tác này đòi hỏi cần có đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và đạo đức tốt, có đủ năng lực hoạch định và ban hành các chính sách phù hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống. Đội ngũ cán bộ liên quan và trực tiếp làm công tác này bao gồm các cán bộ lãnh đạo cao cấp chủ chốt ở các bộ, ngành, cơ quan trung ương được giao trọng trách lãnh đạo, chỉ đạo công tác này, các cán bộ cấp Vụ, chuyên viên trợ giúp các cán bộ lãnh đạo cơ quan xây dựng và triển khai các chính sách, các cán bộ được cử đi làm việc ở các đại sứ quán để quản lý trực tiếp các sinh viên đang học ở nước ngoài. Trong thực tế, những cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo và bồi dưỡng về quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm không nhiều. Như vậy, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ quản lý giáo dục được hình thành và phát triển sau so với kỹ năng chuyên môn của họ. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ quản lý lưu học sinh.