Đổi mới hoạt động thu hút sinh viên về nước sau khi hoàn thành khoá học để hạn chế rủi ro, chống chảy máu chất xám

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 89)

- Cơ chế tiếp nhận và sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp

3.2.6. Đổi mới hoạt động thu hút sinh viên về nước sau khi hoàn thành khoá học để hạn chế rủi ro, chống chảy máu chất xám

thành khoá học để hạn chế rủi ro, chống chảy máu chất xám

3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Nếu coi nguồn nhân lực trình độ cao được đào tạo tại nước ngoài đặc biệt là đối tượng sinh viên là một hệ thống chỉnh thể thì chính sách sử dụng nhân lực sau khi được đào tạo là một động lực cũng là mục tiêu của người học. Việc sử dụng hiệu quả nhân lực sau đào tạo sẽ tiết kiệm được nguồn lực đã đầu tư vào con người.

Hiện nay, chưa có cơ chế rằng buộc trách nhiệm một cách hữu hiệu, nhất là đối với một số sinh viên khi học xong không về nước. Để khắc phục từng bước tình trạng nhiều người được bố trí công việc không đúng chuyên môn, gây lãng phí nhân lực và chi phí đào tạo cần có chính sách cụ thể.

Muốn phát huy năng lực của những người được đào tạo ở nước ngoài, Nhà nước cần tạo điều kiện cho họ làm việc trong môi trường có thể ứng dụng kiến thức của mình và có chế độ lương tốt hơn.

3.2.6.2. Nội dung và quy trình thực hiện

Rà soát lại toàn bộ các văn bản, các quy chế quản lý hiện tại Cục Đào tạo với nước ngoài đang áp dụng để quản lý sinh viên từ giai đoạn bắt đầu làm thủ tục đi học, trong quá trình học tập tại nước ngoài và khi hoàn thành khóa học trở về nước. Trên cơ sở trưng cầu ý kiến của các Bộ, ngành, các cơ quan, các Vụ liên quan trong Bộ Giáo dục và đào tạo và các trường ĐH trong nước để xây dựng một quy chế quản lý chung đối với công tác quản lý và các chế tài về khen thưởng và bồi hoàn kinh phí cho nhà nước.

Đầu tư cho các trường ĐH, viện nghiên cứu trọng điểm các trang thiết bị cần thiết và hiện đại trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Muốn được đầu tư, các cơ sở giáo dục và nghiên cứu phải có đề án mang tính cạnh tranh trong đó có nhiệm vụ thu hút LHS giỏi và sinh viên Việt kiều về làm việc.

Xây dựng một số trung tâm tiên tiến sử dụng sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài, có thành tích và khả năng phù hợp.

Đề án đào tạo cán bộ tại nước ngoài (Đề án 322) có trách nhiệm đào tạo nhân lực cho các trung tâm tiên tiến qua phương thức phối hợp đào tạo và nghiên cứu giữa các trung tâm tiên tiến với các cơ sở đào tạo nước ngoài có thế mạnh.

Trên cơ sở kinh nghiệm thu hút LHS và sinh viên Việt kiều của các trung tâm tiên tiến thuộc cơ sở giáo dục và nghiên cứu tiên tiến, phát triển đến các cơ quan công quyền nhà nước, Tổng công ty nhà nước, Công ty tư nhân của Việt Nam, Công ty liên doanh giữa Việt Nam và NN. Có chế độ ưu tiên

về thuế cho các doanh nghiêp thu hút LHS, sinh viên và Việt kiều về làm việc.

3.2.6.3. Các điều kiện để thực hiện

Phối hợp với các Bộ như: Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng hoàn thiện và ban hành chính sách và các cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với người học.

Để ngăn chặn chống chảy máu chất xám, cần nghiên cứu các chính sách cụ thể:

- Chọn lọc kỹ những sinh viên có năng lực và đạo đức tốt.

- Có quy định cụ thể những tiêu chí, điều kiện được xét cấp học bổng, gia hạn chuyển tiếp học tập ở các bậc học cao hơn.

- Ban hành cơ chế ràng buộc trách nhiệm hai phía đối với những học xong không về nước hoặc vi phạm kỷ luật.

- Bản thân người đi học hoặc phụ huynh người học cam kết trách nhiệm pháp lý và thanh toán hoàn trả kinh phí cho nhà nước.

- Tạo cơ chế hợp tác chặt chẽ với chính phủ các nước về việc kiểm soát lưu trú và cấp thị thực lưu trú cho sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài.

Ngoài ra, muốn hạn chế rủi ro, chống chảy máu chất xám, trước hết nhà nước có chính sách đồng bộ từ tuyển chọn, đào tạo, tiếp nhận sử dụng, đãi ngộ, tạo môi trường sinh hoạt, làm việc thuận lợi, thu hút nhân tài trở về phục vụ đất nước.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w