- Nhiệm vụ, quyền hạn:
2.3.1. Khái quát về thực trạng công tác đào tạo tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước
CỦA CỤC ĐÀO TẠO VỚI NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.3.1. Khái quát về thực trạng công tác đào tạo tại nước ngoài bằngngân sách Nhà nước ngân sách Nhà nước
Đào tạo tại nước ngoài bằng NSNN được thực hiện thông qua 02 Đề án được Chính phủ giao cho Bộ GD&ĐT quản lý và thực hiện từ năm 2000 đến năm 2014.
Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 322/QĐ- TTg ngày 19 tháng 04 năm 2000 trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 (gọi tắt là Đề án 322), sau đó Đề án được điều chỉnh và đổi tên Đề án thành “Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng NSNN” thực hiện đến hết năm 2014 tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề án “Cử cán bộ đi đào tạo tại Liên Bang Nga theo Hiệp định xử lý nợ của Việt Nam với Liên bang Nga” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 536/CP-QHQT ngày 15 tháng 6 năm 2001 (gọi tắt là Đề án xử lý nợ).
Kết quả đạt được của các Đề án: Đã hoàn thành kế hoạch về số lượng tuyển sinh, chất lượng tuyển sinh tốt đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn; Việc chuẩn bị cho LHS đi học nước ngoài thực hiện tốt, tạo điều kiện thuân lợi cho LHS đi học; Công tác quản lý đã đi vào nề nếp, việc đào tạo tại nước ngoài đã
được khôi phục thành một hoạt động quan trọng trong ngành giáo dục và đào tạo; Đa số LHS học giỏi, xuất xắc sau khi kết thúc khóa học đã về nước, bước đầu đã phát huy được hiệu quả của công tác đào tạo ở nước ngoài. Tuy nhiên công tác này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: số thí sinh đăng ký học những chuyên ngành kỹ thuật ưu tiên chưa nhiều, trình độ ngoại ngữ chưa cao, tỷ lệ phân bổ chưa đồng đều giữa các đại phương trong cả nước; Công việc tuyển chọn và xem xét hồ sơ thực hiện chậm, kéo dài do sự phối hợp chưa thật tôt giữa các đơn vị chức năng trong Bộ.
Việc quản lý hai đề án này tập trung vào một đầu mối là Ban Điều hành các đề án đào tạo tại nước ngoài. Toàn bộ các công việc từ tuyển sinh, xác định cơ sở đào tạo hoặc chương trình đào tạo ở nước ngoài, giải quyết thủ tục đi học, thanh toán tài chính đều do Ban Điều hành các đề án thực hiện. Tuy nhiên, vì Ban điều hành các đề án không phải là một cơ quan quản lý nhà nước, nhiều vấn đề giải quyết cần có sự phối hợp và hỗ trợ về quản lý nhà nước của các Vụ liên quan. Đây là một lý do khiến cho việc giải quyết nhiều công việc thuộc các đề án không được chủ động và chậm.
Trước yêu cầu về đào tạo với nước ngoài ngày càng phát triển việc thành lập Cục ĐTVNN giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực hiện các dịch vụ công trong lính vực đào tạo với nước ngoài, khuyến khích người nước ngoài tham gia đào tạo ở Việt Nam, hợp tác chuyên gia, quản lý và phục vụ sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập là rất cần thiết.