- Nhiệm vụ, quyền hạn:
2.3.2. Thực trạng về bộ máy quản lý sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài của Cục Đào tạo với nước ngoà
ngoài của Cục Đào tạo với nước ngoài
Tại Việt Nam, Bộ máy quản lý sinh viên du học của Cục ĐTVNN – Bộ GD&ĐT là một đội ngũ cán bộ, chuyên viên chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm với công việc và với hệ thống phương tiện hiện đại quản lý lưu học sinh, từ hồ sơ trúng tuyển, số liệu về kết quả học tập, nghiên cứu của sinh viên và tiếp tục bảo quản số liệu khi sinh viên đã tốt nghiệp. Cục ĐTVNN đã
xây dựng quan hệ hợp tác, đối tác với nhiều cơ sở giáo dục nước ngoài. Điều này không những có tác dụng tiết kiệm chi phí đào tạo cho Nhà nước, mà còn có thể hỗ trợ cho lưu học sinh tự túc. Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ giữa Bộ GD&ĐT với các Bộ ngành khác, với cơ sở đào tạo ngoài nước chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Đội ngũ cán bộ quản lý lại thiếu cả về số lượng và chất lượng, cán bộ quản lý chưa được đào tạo và chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý sinh viên du học. Do không có kinh phí quản lý chi cho việc tổ chức khóa học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý sử dụng NSNN cho cán bộ chuyên trách, các cán bộ tự tìm hiểu và trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Trong quản lý tài chính chưa đẩy mạnh triệt để công tác ứng dụng công nghệ thông tin, việc thực hiện sổ sách theo dõi tài chính được thực hiện thủ công, công việc nhiều khi chồng chéo ảnh hưởng đến tiến độ cấp phát và chưa khoa học.
Ở nước ngoài, cùng với một số phòng, bộ phận quản lý LHS đã hoạt động từ nhiều năm nay tại Đại sứ quán LB Nga, Đức, Ucraina, Sec, Ba Lan… đã phát triển thêm 2 đơn vị quản lý tại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Anh Quốc, mỗi nơi có 01 cán bộ thuộc Bộ GD&ĐT, trực tiếp liên hệ với Cục Đào tạo vơi nước ngoài. Đó là tiền đề cho việc phát triển hệ thống cơ quan quản lý LHS tại nước ngoài trong bối cảnh mở của và hội nhập. Việc phối hợp quản lý LHS bao gồm LHS học bổng và LHS tự túc sẽ có triển vọng phát triển và đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nhiều phòng LHS không còn nữa. Trong các nước chỉ còn Nga là còn phòng quản lý LHS. Vì vậy, một số ĐSQ Việt Nam tại các nước sở tại cử cán bộ kiêm nhiệm công tác này. Từ năm 2000, Nhà nước quyết định cử mỗi năm khoảng 500 LHS đi đào tạo ở nước ngoài. Do đó, cán bộ quản lý LHS thực sự đang rất thiếu ở nhiều nước, nhiều địa
bàn. Đây cũng là vấn đề đang được bàn cãi và đưa ra trong nhiều cuộc họp liên quan đến tổng kết Đề án hàng kỳ, hàng năm.
Để đánh giá thực trạng về năng lực của đội ngũ cán bộ chúng tôi đã tiến hành khảo sát và gửi bảng hỏi (phụ lục 1) đến 60 người (trong đó bao gồm: lãnh đạo, cán bộ các Vụ chức năng liên quan thuộc Bộ GD&ĐT và kết qủa thu được cụ thể như sau:
Câu 1. Đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý sinh viên Việt Nam du học: 0 phiếu đánh giá là đủ; 40 phiếu (chiếm 66.66%) đánh giá là chưa đủ; 20 phiếu (chiếm 33.34%) đánh giá tạm đủ.
Câu 2. Đánh giá về năng lực của đội ngũ những người làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài: 10 phiếu (chiếm 16.67%) đánh giá cao; 50 phiếu (chiếm 83.33%) đánh giá là chưa cao.
Câu 3. Đánh giá về công tác bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ cho những người làm công tác quản lý: 5 phiếu (chiếm 8.33%) đánh giá là thường xuyên; 55 phiếu (chiếm 91.67%) đánh giá là không thường xuyên.
Câu 4. Đánh giá về việc phối kết hợp với các đơn vị khác để triển khai thực hiện công việc: 5 phiếu (chiếm 8.33%) đánh giá là tốt; 40 phiếu (chiếm 66.66%) đánh giá là khá; 15 phiếu ( chiếm 25%) đánh giá là kém.