- Cơ chế tiếp nhận và sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp
3.2.3. Đổi mới quy trình tuyển sinh
3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Để thực hiện mục tiêu của Đề án một cách hiệu quả và chất lượng nhất thì công tác tuyển sinh là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Nghị quyết 37 của Quốc hội khóa XI đã nêu rõ một trong những nội dung cần tập trung chỉ đạo thực hiện là tiếp tục cải tiến thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực.
Công tác tuyển chọn sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài có vai trò rất quan trọng, quyết định tới chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Vì nếu đầu vào không tốt công tác quản lý sẽ vất vả, khó khăn mà hiệu quả lại không cao. Do đó, nếu ta tuyển chọn được các sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi, ngoại ngữ tốt, đủ sức khỏe để học tập thì công tác quản lý sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều. Do vậy, khi bàn đến biện pháp quản lý sinh viên không thể không nhắc đến biện pháp đổi mới quy trình tuyển sinh để đạt được chất lượng tốt nhất.
3.2.3.2. Nội dung và quy trình thực hiện
Nghiên cứu nhu cầu của xã hội và các cơ sở cử người dự tuyển về số lượng, ngành nghề cử đi đào tạo, nước để lên kế hoạch chỉ tiêu chung.
Công tác tuyển sinh giao cho một đầu mối thực hiện. Ban hành thông báo tuyển sinh kịp thời và xây dựng quy trình và tiêu chí xét tuyển và thông
báo rộng rãi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng với mục tiêu đến được nhiều người nhất.
Phân chỉ tiêu cụ thể cho các trường ĐH, cao đẳng, các đơn vị thuộc đối tượng được tham gia xét tuyển. Có sự ưu tiên rõ ràng và chính sách chủ trương riêng cho các trường ĐH mới thành lập, các trường ĐH thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Các trường ĐH tiến hành sơ tuyển tại các hội đồng khoa học của trường và gửi danh sách, hồ sơ các ứng cử viên về Bộ để xét tuyển. Sau khi được tuyển chọn, các ứng cử viên được xét tuyển sẽ tham gia lớp bồi dưỡng đào tạo để nâng cao trình độ ngoại ngữ đạt đủ yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài. Các đối tượng thuộc diện chính sách ưu tiên sẽ có kế hoạch đào tạo dài hạn hơn.
Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn và đa dạng hóa học bổng cho các đối tượng chuyển tiếp sinh nhằm mục đích đào tạo cán bộ khoa học trẻ từ các sinh viên xuất sắc.
Đối với các chương trình phối hợp đào tạo, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, huy động nhiều sinh viên Việt Nam tham gia chương trình phối hợp đào tạo, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH trong nước. Chú trọng phối hợp đào tạo ở những số lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khi Việt Nam đã gia nhập WTO (Luật, Kinh tế quốc tế, tiền tệ...),
Đối với Đề án Xử lý nợ, tập trung đào tạo nguồn nhân lực cao cho Đồng bằng Sông Cửu Long và một số khu vực khó khăn như Tây Nguyên, Tây Bắc.... Chỉ tiêu mỗi năm 30 – 50 suất học bổng, chủ yếu đào tạo trình độ ĐH tại các nước chi phí thấp hoặc miễn phí nhằm tạo nguồn cho đào tạo sau ĐH những năm tiếp theo và để đáp ứng nhanh nguồn nhân lực cho các khu vực nói trên.
Hoàn thiện các quy trình và tiêu chí xét tuyển theo chuẩn làm cơ sở cho việc triển khai công tác tuyển sinh được khoa học, hiệu quả và đúng quy định.
Các cơ sở khi tiến hành công tác sơ tuyển cần phát huy tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo, nghiêm minh trong công tác tuyển sinh.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ đầu vào của các ứng viên.
Cơ quan quản lý cấp trung ương cần bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác thanh tra quá trình tuyển sinh nhằm giám sát và hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định đã đề ra.