- Cơ chế tiếp nhận và sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp
3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm
3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Mục đích khảo nghiệm là để kiểm tra tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Từ kết quả của quá trình khảo nghiệm, giúp tôi có được một sự nhìn nhận khách quan về các biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài từ một số các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục.
3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm
Nội dung khảo nghiệm gồm:
- Mức độ cần thiết của 7 biện pháp đã đề xuất, trong đó chia ra các mức độ rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.
- Mức độ khả thi của 7 biện pháp đã đề xuất, trong đó chia ra các mức độ rất khả thi, khả thi và không khả thi.
3.4.1.3. Đối tượng khảo nghiệm
Để đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN, chúng tôi đã phát 85 phiếu hỏi tới các cán bộ quản lý Đề án Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng NSNN, cán bộ công tác tại Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Giáo dục ĐH, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cán bộ công tác tại Vụ Ngân sách và Vụ Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) và cán bộ làm công tác quản lý LHS tại Đại sứ quán Việt Nam tại một số nước. Đây là hình thức xin ý kiến
các chuyên gia có am hiểu vè lĩnh vực quản lý học sinh Việt Nam du học ở nước ngoài.
3.4.1.4. Phương pháp khảo nghiệm
Sử dụng mẫu phiếu điều tra về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Đồng thời kết hợp biện pháp xin ý kiến chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục và quản lý LHS.
3.4.1.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm
Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp theo 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.
Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp theo 3 mức độ: Khả thi, ít khả thi và không khả thi.