- Nhiệm vụ, quyền hạn:
2.1.2. Khái quát thành tựu quản lý sinh viện Việt Nam du học ở nước ngoài du học ở nước ngoài và sự cống hiến của họ cho phát triển
Phối hợp với Thanh tra Bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ sở đào tạo có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc thực hiện các chương trình đào tạo liên kết giữa cơ sở giáo dục NN và cơ sở giáo dục Việt Nam.
Thực hiện quản lý biên chế công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; quản lý tài chính, tài sản, các nguồn lực khác được giao của Cục và các đơn vị trực thuộc Cục theo ủy quyền của Bộ trưởng.
Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về lĩnh vực đào tạo với nước ngoài.
2.1.2. Khái quát thành tựu quản lý sinh viện Việt Nam du học ởnước ngoài du học ở nước ngoài và sự cống hiến của họ cho phát triển nước ngoài du học ở nước ngoài và sự cống hiến của họ cho phát triển KT-XH nước nhà.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, là một điểm mốc của quá trình cải cách đưa nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Sau hơn một thập kỷ, với những thay đổi lớn trong phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam đang từng bước hướng ra môi trường kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn phải đối mặt với những thách thức bên trong và bên ngoài có nguy cơ làm chậm dần, thậm chí có khả năng cưỡng lại các thành tựu phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam đang đứng trước nhu cầu hội nhập quốc tế , đã trở thành thành viên của ASEAN (tháng 7 năm 1995), thành viên của APEC (tháng 10 năm 1998), năm 2007, nước ta đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và kèm theo đó là cam kết mở cửa thị trường dịch vụ (GATS), trong đó có giáo dục.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định mục tiêu đến năm 2020 là “tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ cấu vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Từ nay đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, đưa GDP tăng 8-10 lần so với năm 1990, công nghiệp dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và trong lao động xã hội”. Để đạt được mục tiêu nói trên, cần có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) hoàn thiện về cơ cấu, tinh thông nghề nghiệp, am hiểu Việt Nam và thế giới, tận tâm với công việc, không những làm chủ được KHKT mà còn đủ khả năng để hoạch định các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho đất nước.
Mở cửa và hội nhập là một chủ trương lớn trong đường lối đổi mới của Đảng, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại..
Việc phát triển một nền giáo dục có yếu tố nước ngoài đang dần trở thành một xu thế tất yếu. Đây là cơ hội tốt để chúng ta có thể tranh thủ hợp tác, học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục và công nghệ đào tạo tiên tiến, đẩy mạnh công cuộc cải cách giáo dục hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
Để việc mở cửa giáo dục vừa có thể tận dụng triệt để các thế mạnh của giáo dục ĐH tiên tiến trên thế giới, vừa đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, giữ được độc lập tự chủ, đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, có năng lực, kiến thức, kỹ năng từng bước đạt trình độ quốc tế, vừa giữ gìn và phát huy được các giá trị văn hóa của dân tộc, nguyên tắc rất căn bản phải được chăm lo giữ gìn như một nhân tố nền tảng là phải chăm lo củng cố và phát triển nội lực
Đội ngũ cán bộ Khoa học kỹ thuật Việt Nam
Trong những thành tựu của công cuộc đổi mới ngành GD&ĐT, phải kể đến sự gia tăng đáng kể về số lượng cán bộ tốt nghiệp ĐH, ThS, TS… Song do nhiều nguyên nhân khác nhau chất lượng đào tạo còn hạn chế, cơ cấu ngành nghề chưa cân đối, thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là chuyên gia về công nghệ. Tỷ lệ cán bộ đã được đào tạo về KHCN chỉ chiếm 15,4% trong tổng số đội ngũ cán bộ KHKT.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường ĐH (nơi đào tạo nguồn nhân lực cho CNH-HĐH) và cán bộ nghiên cứu trong các Viện nghiên cứu có trình độ cao chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong đó số đông trước đây được đào tạo ở nước ngoài, có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động KHKT. Đến nay, hầu hết số cán bộ trên đều đã cao tuổi, sức khoẻ giảm sút, trình độ ngoại ngữ (Anh, Pháp) bị hạn chế, điều kiện tiếp xúc với đồng nghiệp nước ngoài hạn chế, việc cập nhật thông tin khoa học gặp khó khăn, sức sáng tạo đang ngày càng một giảm sút.
Tuy nhiên, hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam, nhất là giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp còn nhiều yếu kém, bất cập cả quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả. NSNN dành cho GD&ĐT chỉ tập trung vào chi thường xuyên không đủ để đổi mới trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
Sự phân bố cán bộ ở các cơ quan nghiên cứu KHKT trong các bộ, ngành còn nhiều bất hợp lý. Sự phân bố theo vùng và lãnh thổ cũng mất cân đối nghiêm trọng.
Trước những vấn đề cấp bách đó, Đảng và Nhà nước đã khẳng định “để nhanh chóng có được đội ngũ tri thức đủ sức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải đặc biệt coi trọng việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ trong nước, quan tâm đến việc gửi lưu học sinh đi đào tạo và bồi dưỡng ở NN”.
Việc gửi LHS đi đào tạo ở nước ngoài, bước đầu tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành ưu tiên cho các trường ĐH, các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm, hai khu công nghệ cao, các cơ quan hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội. Chú trọng những lĩnh vực ta chưa có điều kiện đào tạo hoặc đào tạo với chất lượng còn thấp. Đây là mục tiêu, là hướng quan trọng để đào tạo nhân tài cho đất nước.