Nguyên tắc bán sát định hướng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 74)

- Cơ chế tiếp nhận và sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp

3.1.1. Nguyên tắc bán sát định hướng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

chất lượng cao

Định hướng công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN được thể hiện tại các Đề án đào tạo tại nước ngoài bằng NSNN, đặc biệt là công tác quản lý LHS nói chung và sinh viên du dọc tại nước ngoài nói riêng cần quán triệt những quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao của Việt Nam:

- Phát triển nhân lực Việt Nam trình độ cao ở nước ngoài là quốc sách hàng đầu, phải đi trước với tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế để nhận biết và nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức để hội nhập quốc tế có hiệu quả nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH.

- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, toàn diện về trí lực, năng lực chuyên môn, thể lực và đạo đức.

- Phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở đổi mới triệt để các chủ trương, chính sách, phương pháp và phương thức phát triển nhân lực phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước và tiếp cận với quan niệm, trình độ, cơ cấu nhân lực quốc tế và khu vực; trên cơ sở yêu cầu của thị trường, đồng thời cần thiết phải có sự can thiệp hợp lý của nhà nước.

- Gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển con người, xã hội, môi trường, xây dựng con người Việt Nam mới góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam, hướng tới xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

- Xây dựng và phát triển cơ cấu nhân lực hợp lý và năng động, ngành nghề đa dạng và chất lượng đa tầng, đa cấp, có năng lực nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tình hình trên thế giới không ngừng thay

đổi. Nâng trình độ phát triển nguồn nhân lực Việt Nam ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế, hội nhập vững chắc và có hiệu quả; đồng thời chú trọng đến yêu cầu hội nhập và liên thông thị trường lao động Việt Nam với thị trường lao động quốc tế.

- Phát triển nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý, hài hòa theo vùng, miền đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đặc điểm của mỗi vùng, miền. Phát triển nhân lực cân đối, hài hòa theo các dân tộc, đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội phát triển nhân lực cho tất cả các dân tộc và nhóm xã hội. Đồng thời tập trung ưu tiên phát triển nhân lực đặc thù: nhân lực công nghệ cao.

- Mục tiêu tổng quát phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là xây dựng được một đội ngũ nhân lực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới; có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý; có đủ năng lực đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém phát triển, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng làm việc toàn cầu, khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường không ngừng biến đổi.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w