Quy trình quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 30)

- Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong năm để xác định mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, ngành nghề lĩnh vực cần đào tạo … nhằm tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyển chọn đối tượng, gửi LHS đi học những ngành nghề, các lĩnh vực, bậc học phù hợp nhu cầu trong nước.

- Nghiên cứu các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt những chủ trương, chỉ thị, thông tư mới về công tác quản lý LHS nói chung và công tác của Đề án nói riêng.

- Thực hiện công tác tuyển chọn đối tượng đi học theo đúng quy định đảm bảo số lượng và chất lượng đặt ra.

- Đàm phán với tổ chức giáo dục quốc tế và cơ sở đào tạo nước sở tại trong việc xác định cơ sở đào tạo cho LHS; triển khai và thực hiện các thỏa thuận đã được ký kết; phát triển và mở rộng mối quan hệ hợp tác đào tạo.

- Tiến hành việc bồi dưỡng thêm về chuyên môn, ngoại ngữ, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức và đảm bảo các hoạt động đoàn thể của LHS theo sự hướng dẫn của Trung Ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ban Cán sự Đảng ngoài nước. Tùy tình hình cụ thể của nước sở tại, thành lập các tổ chức đại diện của LHS theo từng đơn vị, phổ biến và hướng dẫn LHS thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước ta; thực hiện các quy chế, quy định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, của Đại sứ quán Việt Nam.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan giải quyết thủ tục hành chính cho LHS, tư vấn cho LHS, giúp đỡ LHS làm thủ tục đi học tập và nghiên cứu, thực tập tại nước sở tại.

- Phối hợp với cơ sở đào tạo nước ngoài, ĐSQ Việt Nam tại nước sở tại để theo dõi, giám sát, giúp đỡ, động viên LHS trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực tập, rèn luyện đạo đức phẩm chất chính trị, gắn bó với quê hương đất nước, giữ gìn và phát triển mối quan hệ hữu nghị với nước sở tại.

- Dự trù và cấp phát kinh phí đào tạo kịp thời, đúng quy định, đúng đối tượng cho LHS.

- Tổ chức chuyến đi làm việc với các cơ sở đào tạo nước ngoài, gặp gỡ các LHS, xem xét tình hình học tập, ăn ở của LHS, thu nhận các ý kiến phản ánh, đóng góp của LHS, liên hệ với các bộ phận liên quan giải quyết và hồi đáp lại cho LHS, trình cấp có thẩm quyền giải quyết.

- Giải quyết việc chuyển trường, chuyển ngành học, việc gia hạn học tập, ốm đau, tai nạn…

- Tiếp nhận xem xét, trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho ý kiến về những việc có liên quan đến LHS như kiến nghị, biểu dương khen thưởng LHS đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện. Xem xét và đề nghị cơ quan công tác, Bộ chủ quản của LHS ra quyết định, xử lý kỷ luật đối với các trường hợp LHS vi phạm quy chế quản lý lưu học sinh, không hoàn thành nhiệm vụ học tập và về nước trước hạn.

- Thường xuyên phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc giải quyết kịp thời những vấn đề về công tác LHS; nhận xét, giới thiệu LHS tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp về nước, làm các thủ tục có liên quan.

- Báo cáo định kỳ (6 tháng hoặc hàng năm) và báo cáo đột xuất về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Bộ GD&ĐT và cơ quan quản lý cấp trên.

- Tư vấn xây dựng chế độ cho LHS, đề xuất các giải pháp có tính tổng thể và chi tiết đối với công tác quản lý LHS.

- Tiếp nhận, giải quyết thủ tục cho LHS tốt nghiệp về nước. - Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 30)