Định hướng chung về phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 26)

đoạn hiện nay

Những thập niên đầu tiên của Thế kỷ 21, sự nghiệp đào tạo phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đứng trước những thách thức và thời cơ mới. Đặc điểm của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng KHKT phát triển như vũ bão và công nghệ thông tin bùng nổ đưa loài người chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tin học.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của các “xã hội học tập” trong đó đặc trưng nổi bật nhất là nền “kinh tế tri thức” gắn liền với quá trình toàn cầu hóa. Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Nhà nước thông qua năm 2002 đã xác định vị trí trung tâm của giáo dục cao đẳng, ĐH và sau ĐH để “đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với mục tiêu phát triển KT- XH, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Nguồn nhân lực trình độ cao phải có “năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho người khác” [10, tr 13].

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, để nước ta có thể tiến ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, hội nhập với sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế - nhất là qua sự kiện nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), việc gửi công dân Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài là một hướng quan trọng để bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo các nhà quản lý, kinh doanh, các chuyên gia công nghệ giỏi và công nhân lành nghề nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa nhanh nền khoa học và công nghệ đất nước vươn lên trình độ của thế giới. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Một trong những thể hiện quan trọng nhất trong thực tế về mức độ quán triệt quan điểm: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” chính là chính sách đầu tư

cho giáo dục và đào tạo. Mọi mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục đào tạo sẽ là không trở thành hiện thực nếu như không có sự đầu tư cho giáo dục đào tạo một cách thoả đáng. Phải xem đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và đặc biệt phải kể đến đầu tư cử các cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Chính vì vậy, trong những văn bản quan trọng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định “để nhanh chóng có được đội ngũ trí thức đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải đặc biệt coi trọng việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ trong nước, quan tâm đến việc gửi LHS đi đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài”.

Để thực hiện thành công đường lối chiến lược về giáo dục và đào tạo việc cải cách toàn diện và đổi mới nền giáo dục Việt Nam đóng vai trò then chốt. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách nhằm đưa sự nghiệp giáo dục của đất nước lên tầm cao mới, đáp ứng được công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w