Phương thức tuyển sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 56)

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

2.3.2.1. Phương thức tuyển sinh

Năm 2000, năm đầu tiên tuyển sinh, Bộ GD&ĐT đã thành lập 18 Hội đồng tuyển sinh tại một số cơ sở giáo dục ĐH tiêu biểu. Ở Hà Nội có các Hội đồng tuyển sinh tại: ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Nhạc viện Hà Nội. Ở thành phố Hồ Chí Minh có các Hội đồng tuyển sinh tại: ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Y – Dược TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có Hội đồng tuyển sinh tại: ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng và Trường ĐH Cần Thơ.

Tại các Hội đồng tuyển sinh, thực hiện thi viết các môn cơ bản như Toán, Kinh tế chính trị, Ngoại ngữ (tiếng Anh) và các môn cơ sở ngành tiêu biểu cho mỗi chuyên ngành. Bộ GD&ĐT thành lập các tiểu ban ra đề của các môn thi để sử dụng chung cho các Hội đồng tuyển sinh trong toàn quốc. Ngoài ra, ứng viên tiến sĩ còn được phỏng vấn sau khi trình bày đề cương nghiên cứu. Chất lượng tuyển sinh theo phương thức thi chung đề cho mỗi chuyên ngành và phỏng vấn được đánh giá là rất tốt.

Trong các năm từ 2001-2007, Bộ GD&ĐT không thực hiện đề thi chung trong toàn quốc nữa, ứng viên đăng ký dự thi tuyển tại 18 Hội đồng tuyển sinh nêu trên, nhưng làm bài thi chung với bài thi của ứng viên sau ĐH học tại Việt Nam của chính các cơ sở tổ chức thi. Kết quả tuyển sinh tại 18 Hội đồng tuyển sinh được một Hội đồng trực thuộc Bộ GD&ĐT thẩm định và quyết định cuối cùng. Năm 2001 được phép tổ chức 2 đợt thi tuyển. Các năm 2002-2007 mỗi năm chỉ tổ chức một lần thi tuyển.

Từ năm 2008 đến nay, Bộ GD&ĐT thực hiện xét tuyển trên cơ sở hồ sơ đăng ký của ứng viên, trong đó có bảng điểm kết quả học tập của các bậc học trước cùng với chứng chỉ ngoại ngữ. Các ứng viên đáp ứng yêu cầu đề ra của Bộ GD&ĐT được sơ tuyển. Sau đó, Bộ GD&ĐT và đơn vị trực tiếp thực hiện là Cục ĐTVNN sẽ liên hệ với các cơ sở đối tác NN hoặc Tổ chức quốc tế, các cơ sở đối tác nước ngoài và Tổ chức quốc tế thực hiện xét tuyển lần thứ hai hoặc tiến hành phỏng vấn ứng viên. Những người được Bộ GD&ĐT xét duyệt và đồng thời được các cơ sở đào tạo nước ngoài chấp nhận sẽ được xét cấp học bổng đi học nước ngoài.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w