- Cơ chế tiếp nhận và sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp
3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm
Sau khi thực hiện các phương pháp khảo nghiệm nói trên, chúng tôi thu về được đủ 85 phiếu đã gửi cho các đối tượng chuyên gia nêu trên.
Trong số các ý kiến đánh giá, biện pháp 4: Đề nghị điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản pháp quy quản lý sinh viên du học tại nước ngoài và biện pháp 6: Đổi mới hoạt động thu hút sinh viên về nước sau khi hoàn thành khoá học để hạn chế rủi ro, chống chảy máu chất xám được đánh giá cao nhất, có 100 % ý kiến ủng hộ cho là rất cần thiết. Xếp thứ hai là biện pháp 5: Hoàn thiện chế độ và quy trình quản lý cấp phát kinh phí cho sinh viên đang học ở nước ngoài cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đứng thứ 3 là biện pháp 1: Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên phụ trách công tác quản lý sinh viên du học tại nước ngoài và biện pháp 3: Đổi mới quy trình tuyển sinh. Cuối cùng là biện pháp 2: Tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục với các cơ sở đào tạo nước ngoài và biện pháp 7: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sinh Việt Nam du học tại nước ngoài.
Kết quả nhận được có các ý kiến khác nhau về các biện pháp, nhưng nhìn chung các ý kiến cho rằng biện pháp quản lý quản lý sinh viên Việt Nam du
học tại nước ngoài là rất cần thiết. Trung bình ý kiến nhận xét các biện pháp đạt 87.39%.
Kết quả xử lý các số liệu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp
TT Các biện pháp
Mức độ
Rất cần thiết Cần thiết Không cầnthiết
Số
lượng Tỷ lệ% lượngSố Tỷ lệ% lượngSố Tỷ lệ%
1
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên phụ trách công tác quản lý sinh viên du học tại nước ngoài
70 82.35 15 17.65 0 0
2
Tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục với các cơ
sở đào tạo nước ngoài. 65 76.47 20
23.5
3 0 0
3 Đổi mới quy trình tuyểnsinh. 70 82.35 15 17.65 0 0
4
Đề nghị điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản pháp quy quản lý sinh viên du học tại nước ngoài.
85 100 0 0 0 0
5
Hoàn thiện chế độ và trình quản lý cấp phát kinh phí cho sinh viên đang học ở nước ngoài cho phù hợp với điều kiện thực tế.
80 94.12 5 5.88 0 0
6
Đổi mới hoạt động thu hút sinh viên về nước sau khi hoàn thành khoá học để hạn chế rủi ro, chống chảy máu chất xám.
85 100 0 0 0 0
7
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sinh Việt Nam du học tại nước ngoài.
65 76.47 20 23.5
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
TT Các biện pháp
Mức độ
Khả thi Ít khả thi Không khả thi
Số lượng Tỷ lệ% lượnSố g Tỷ lệ % lượnSố g Tỷ lệ % 1
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên phụ trách công tác quản lý sinh viên du học tại nước ngoài
76 89.41 9 10.59 0 0
2
Tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
68 80 17 20 0 0
3 Đổi mới quy trình tuyển
sinh. 80 94.12 5 5.88 0 0
4
Đề nghị điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản pháp quy quản lý sinh viên du học tại nước ngoài.
77 90.59 8 9.11 0 0
5
Hoàn thiện chế độ và trình quản lý cấp phát kinh phí cho sinh viên đang học ở nước ngoài cho phù hợp với điều kiện thực tế.
80 94.12 5 5.88 0 0
6
Đổi mới hoạt động thu hút sinh viên về nước sau khi hoàn thành khoá học để hạn chế rủi ro, chống chảy máu chất xám.
65 76.47 20 23.53 0 0
7
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sinh Việt Nam du học tại nước ngoài.
Biện pháp 1: Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên phụ trách công tác quản lý sinh viên du học tại nước ngoài. Có 76 người chiếm 89.41 % ý kiến đánh giá là khả thi.
Biện pháp 2: Tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục với các cơ sở đào tạo nước ngoài. Có 68 người chiếm 80 % ý kiến đánh giá là khả thi.
Biện pháp 3: Đổi mới quy trình tuyển sinh. Có 80 người chiếm 94.12 % ý kiến đánh giá là khả thi.
Biện pháp 4: Đề nghị điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản pháp quy quản lý sinh viên du học tại nước ngoài. Có 77 người chiếm 90.59 % ý kiến đánh giá là khả thi.
Biện pháp 5: Hoàn thiện chế độ và quy trình quản lý cấp phát kinh phí cho sinh viên đang học ở nước ngoài cho phù hợp với điều kiện thực tế. Có 80 người chiếm 94.12 % ý kiến đánh giá là khả thi.
Biện pháp 6: Đổi mới hoạt động thu hút sinh viên về nước sau khi hoàn thành khoá học để hạn chế rủi ro, chống chảy máu chất xám. Có 65 người chiếm 76.47% ý kiến đánh giá là khả thi
Biện pháp 7: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sinh Việt Nam du học tại nước ngoài. Có 82 người chiếm 96.47% ý kiến đánh giá là khả thi.
Đánh giá chung:
Biện pháp 1: có 70/85 (82.35%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết và có 76/85 (89.41%) người trả lời là khả thi.
Biện pháp 2: có 65/85 (76.47%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết và có 68/85 (80%) người trả lời là khả thi.
Biện pháp 3: có 70/85 (82.35%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết và 80/85 (94.12%) người trả lời là khả thi.
Biện pháp 4: có 85/85 (100%) người hỏi trả lời là rất cần thiết và 77/85 (90.59%) trả lời là khả thi.
Biện pháp 5: có 80/85 (94.12%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết và cũng có 80/85 (94.12%) người trả lời là khả thi.
Biện pháp 6: có 85/85 (100%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết và chỉ có 65/85(76.47%) người trả lời là khả thi.
Biện pháp 7: chỉ có 65/85(76.47%) người được hỏi trả lời là rất cần thiết nhưng lại có 82/85 (96.47%) người trả lời là khả thi.
Biểu đổ 3.1. Sự cần thiết và khả thi của các biện pháp
Qua kết quả khảo sát được tổng hợp trong bảng trên cho thấy rõ sự cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Nhìn chung các biện pháp đưa ra đều được đánh giá là rất cần thiết, nếu được tổ chức tốt và đồng bộ các biện pháp này thì sẽ tăng cường được công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài. Tuy nhiên mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất cả các biện pháp đều cần thiết và không phải tất
cả các biện pháp cần thiết đều có tính khả thi. Tuy nhiên, mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đều khá cao (trên 70%). Các ý kiến cho rằng các biện pháp “không cần thiết/không khả thi” là không có. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp quản lý sinh viên du học tại nước ngoài của Cục Đào tạo với nước ngoài hiện nay là rất cần thiết và khả thi.
Tóm lại, các biện pháp được đề xuất ở trên là kết quả nghiên cứu và thăm dò của các chuyên gia, những người đã có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn quản lý giáo dục.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài băng NSNN của Cục Đào tạo với nước ngoài gồm: nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên phụ trách công tác quản lý sinh viên du học tại nước ngoài; tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục với các cơ sở đào tạo nước ngoài; đổi mới quy trình tuyển sinh; đề nghị điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản pháp quy quản lý sinh viên du học tại nước ngoài; Hoàn thiện chế độ và quy trình quản lý cấp phát kinh phí cho sinh viên đang học ở nước ngoài cho phù hợp với điều kiện thực tế; đổi mới hoạt động thu hút sinh viên về nước sau khi hoàn thành khoá học để hạn chế rủi ro, chống chảy máu chất xám và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sinh Việt Nam du học tại nước ngoài.
Các biện pháp này tập trung khắc phục tồn tại, giải quyết những vấn đề này sinh từ thực tế công tác quản lý sinh viên du học đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích quản lý với thực trạng của việc quản lý.
Tuy mỗi biện pháp đều có chức năng, vai trò, tác dụng riêng về một mặt nào đó nhưng giữa chúng có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ vơi nhau. Mỗi biện pháp đều là tiền đề, điều kiện để thực hiện các biện pháp khác.
Mỗi biện pháp chúng tôi đều đưa ra cơ sở lý luận, cách thức và điều kiện thực hiện, đặc biệt là các tác động quản lý trong tổ chức thực hiện biện pháp, nhằm đảm bảo tính khoa học và tính khách quan. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải phối kết hợp các biện pháp với nhau một cách chặt chẽ, linh hoạt thì chắc chắn hoạt động quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN sẽ đạt được hiệu quả cao.
Các biện pháp đều đã được khảo nghiệm và khẳng định về tính cần thiết cũng như tính khả thi.