Công tác quản lý LHS không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn mang hiệu quả kinh tế lâu dài cho đất nước. Mặc dù kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, hạn hẹp nhưng Nhà nước đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở nước ngoài. Kinh phí cho việc đào tạo ở nước ngoài gấp nhiều lần so với đào tạo trong nước. Đầu tư vào đào tạo nhân lực trình độ cao ở nước ngoài là một loại đầu tư cho phát triển tương lai, có thể coi như vốn bỏ ra rất nhiều, thậm chí đến hàng tỷ đồng cho một LHS.
Quản lý LHS tốt sẽ giúp đảm bảo thực hiện kế hoạch, mục tiêu đặt ra của Đề án về số lượng, đối tượng, nội dung đào tạo, hình thức đào tạo, giúp LHS có nhiều thuận lợi, yên tâm học tập tốt trong quá trình học tập, sinh hoạt và nghiên cứu ở nước ngoài.
Quản lý lưu học sinh tốt sẽ giúp đảm bảo giảm thiểu rủi ro, chống chảy máu chất xám.
1.4.3. Đối tượng
Cán bộ khoa học, kỹ thuật, các nhà giáo, cán bộ quản lý khoa học, kỹ thuật đang công tác tại các trường ĐH, các viện nghiên cứu khoa học, phòng thi nghiệm trọng điểm quốc gia, các trung tâm công nghệ cao; cán bộ khoa học, kỹ thuật đang trực tiếp chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tham gia hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; học sinh, sinh viên giỏi có tài năng, có phẩm chất đạo đức tốt, theo độ tuổi: dưới 40 đối với đào tạo trình độ tiến sĩ; dưới 35 tuổi đối với trình độ thạc sĩ; dưới 50 tuổi đối với thực tập, khảo sát khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn; dưới 22 tuổi đối với trình độ ĐH.
1.4.4. Hình thức
Hình thức đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài gồm những hình thức sau:
- Đào tạo tại các cơ sở nước ngoài đặt tại Việt Nam.
- Đào tạo theo hình thức phối hợp giữa các cơ sở đào tạo trong nước với nước ngoài.