- IVĐiều chỉnh
4.2.3 Cơ chế ổn định và đóng rắn trong blend
Quá trình đóng rắn và quá trình cố định được mô tả trong nhiều tài liệu [91], [105], [119] với nhận xét chung là quá trình này được thiết kế cho từng trường hợp cụ thể [47] và hình thành trong một hệ thống xác định. Trong nghiên cứu này, chất “bao gói” được sử dụng là polyme đàn hồi (có vai trò của tác nhân liên kết) với các đặc tính ngăn cách, che phủ được tăng cường nhờ cơ chế lưu hóa và cơ chế trợ tương hợp đi kèm. PR được hong khô làm mất nước đến một giá trị nhất định (khoảng 15 %), phần ẩm còn lại tiếp tục bị đuổi trong quá trình sơ luyện và hỗn luyện và cuối cùng là lưu hóa (khoảng 140 - 150 P
o
P
C). PR bao gồm hai cấu tử chính là acrylat khâu mạch (ARclR) và acrylat linh động (ARmR). Polyme đàn hồi với tính năng bao phủ cao thể hiện ở tính trộn hợp với thành phần thêm vào. Trong quá trình cắt mạch và hỗn luyện, các thành phần được chia nhỏ và tạo các vi cấu trúc với các cấu tử có xu hướng “gắn kết”. Khối lượng polyme lớn hơn lượng PR rất nhiều nên hình thành pha nền có khả năng bao bọc kín các acrylat. Thử nghiệm cho thấy các blend nghiên cứu có khả năng cố định khoảng 20 pkl PR và khi thêm các TTH phù hợp khả năng này tăng gấp đôi (mục 5.2.4, bảng 5.9 và 5.11).
Bản thân polyme và ARclR có thể tạo nên blend bền vững với những tính chất cơ lý đã được mô tả trong các thực nghiệm. ARmRkhông có được đặc tính trên và trong chừng mực, làm suy giảm sự bền vững của khối monolith đến một giá trị mà khối đó còn đáp ứng tính chất cơ lý mong chờ (mô tả trong mục 1.4). Còn các cấu tử ARmR phân tán trong khối và bị bao bọc trong các vi hạt của blend và bị “nhốt chặt” trong blend. Mô tả cơ chế của quá trình ổn định đóng rắn (trình bày trong hình 4.23) như sau: (a) quá trình ổn định đóng rắn; (b) cơ chế ổn định và đóng rắn – Tương hợp phản ứng và (c) ổn định và đóng rắn – Tương hợp không phản ứng.
Hình 4.23 Cơ chế ổn định và đóng rắn chất thải
Như vậy, chọn lựa một blend cao su với PR có thành phần và TTH phù hợp cũng như một chế độ gia công hợp lý cho phép blend tạo thành có tính năng phù hợp và sử dụng được như sản phẩm tái chế. Trong quá trình này, vai trò của PR tham gia vào
Polyme đàn hồi PR (c) Ổn định và đóng rắn – Tương hợp không phản ứng CSTNgAM Acl Am PR (b) Ổn định và đóng rắn – Tương hợp phản ứng PR Dầu điều PR biến tính Acl Am Polyme đàn hồi Acl Am PR (a) Cơ chế ổn định và đóng rắn Polyme đàn hồi
blend từ vai trò chất độn với liên kết “cơ học” chiếm ưu thế chuyển sang chất độn gia cường với cơ chế phản ứng và không phản ứng chiếm ưu thế. Qui trình gia công và thành phần của blend trình bày trong mục 5.3.