- IVĐiều chỉnh
4.2.4.1 Hàm lượng PR
Hàm lượng PR có ảnh hưởng lớn đến đặc tính của blend tạo thành. Kết quả trong mục 4.1.1 và 4.1.2 chỉ ra tính năng cơ lý của mẫu giảm khi tăng hàm lượng PR. Khoảng ổn định của đặc tính (hệ số lão hóa trong môi trường nước, nhiệt của blend NR và trong dầu của blend NBR là trên 80 %) trong phạm vi hàm lượng PR từ 0 – 20 pkl khi blend trộn trực tiếp và đến 40 pkl khi blend chứa TTH phù hợp. Một đặc tính được ghi nhận là sự thay đổi độ cứng của blend cao su tổng hợp khác với blend của cao su thiên nhiên. Hình 4.24 thể hiện tương quan giữa độ cứng Shore A và hàm lượng PR thêm vào trong các blend NR và NBR.
Đối với cao su thiên nhiên, khi tạo blend cao su thiên nhiên với photoresist (thực chất là polyacrylat mạch ngắn hoặc muối của nó) ta thấy độ cứng của blend giảm, ở đây PR đóng vai trò hóa dẻo. Có thể giải thích hiện tượng này bằng bản chất của PR có mạch phân tử ngắn, độ linh động rất cao và ở nhiệt độ trộn kín các phân tử PR có thể khuyếch tán dễ dàng vào cao su thiên nhiên và tách các phân tử cao su thiên nhiên ra, bao bọc lấy nó (có thể là một phần) và làm cho độ linh động của các phân tử cao su tăng lên (do ái lực giữa cao su thiên nhiên và PR thấp: không phân cực) và đây chính là cơ chế hóa dẻo của PR đối với cao su thiên nhiên. Hình 4.24 cho thấy tăng đến 80 pkl PR độ cứng của blend giảm tới 4 đơn vị.
Đối với cao su nitryl, khi tạo blend NBR với PR ta thấy độ cứng của blend tăng lên. Khi đó, trong quá trình trộn PR phân tán và tương tác mạnh với NBR do cả hai đều phân cực và vì vậy mạch phân tử của NBR trở nên kém linh động hơn và độ cứng của blend tăng lên. Ngoài ra còn có thể xảy ra phản ứng hóa học giữa các nhóm chức
của PR với các nhóm chức hoặc nối đôi của NBR ở nhiệt độ lưu hóa (145 P
o
P
C). Hình 4.24 cho thấy khi tăng đến 80 pkl PR độ cứng của blend NBR tăng tới 6 đơn vị.
Hình 4.24Tương quan giữa độ cứng và hàm lượng PR trong blend