Nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ 3 vấn đề chính sau:
1. Tính chất và ảnh hưởng của PR đến môi trường - Nghiên cứu đã dành một phần thí nghiệm để tìm hiểu thành phần, đặc tính của PR và qua đó xem xét cơ chế và khả năng ảnh hưởng của nó đến môi trường. Do PR chứa một lượng nước lớn (60 – 80 %), nghiên cứu cần xem xét ảnh hưởng của phần rắn không tan và phần lỏng có khả năng linh động cao đến môi trường, đồng thời vạch ra cơ sở khoa học xác định độc tính của PR. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để áp dụng QCVN 07: 2009 trong quản lý PR.
2. Tìm cách chế tạo blend polyme với PR có tính chất đáp ứng yêu cầu sử dụng
- Nghiên cứu cũng thử nghiệm một số hệ với các chất trợ tương hợp (TTH) tiềm năng nhằm tìm ra chất TTH phù hợp, cho phép biến khối blend với PR thành vật liệu tái chế, có khả năng sử dụng được trong hai loại sản phẩm: cao su dân dụng và cao su chịu dầu. Một hệ bền vững với hình thái pha liên tục, có phân bố đều sẽ đem lại kết cấu chắc chắn, tính năng cơ lý cao cho blend. Nghiên cứu xác định cơ chế hình thành blend làm cơ sở để giải thích các yếu tố ảnh hưởng để điều chỉnh công nghệ của dây chuyền chế tạo vật liệu blend.
3. Khả năng ổn định của blend polyme - Một blend đáp ứng được yêu cầu của một hệ bền thông qua các chỉ tiêu cơ lý và chịu lão hóa sẽ có khả năng cố định các thành phần linh động là yêu cầu “đủ” của điều kiện đóng rắn chất thải. Nghiên cứu xác định tính ổn định về cơ lý thông qua thử nghiệm gia tốc lão hóa, trương nở trong dung môi, chịu mài mòn để chỉ ra độ bền của vật liệu trong môi trường thử nghiệm. Phần acrylat linh động, khả năng tan hay “rò rỉ” khi phơi trong môi trường cần được kiểm tra qua thử nghiệm chiết tách theo TCLP 1311 và QCVN 07: 2009/BTNMT.
Các chỉ tiêu, tính chất của sản phẩm tái chế: Hai loại vật liệu blend được dùng
cho hai mục đích khác nhau là cao su dân dụng và cao su chịu dầu. Mỗi dòng sản phẩm phải thỏa mãn tiêu chuẩn tương ứng.
Vòng đệm cao su dân dụng đáp ứng ISO 4633: 1996
Độ bền kéo đứt min: 9 MPa theo TCVN 4509: 2006 Độ dãn dài khi đứt: 200- 300 % theo TCVN 4509: 2006 Độ cứng: 50 - 65 Shore A theo TCVN 1595 – 1- 2007 Trương nở theo khối lượng trong nước 72 giờ ở 70 P
o
P
C: +8/-1 % theo TCVN 2752 - 2008
Gioăng cao su chịu dầu, đế giầy chịu dầu đáp ứng TCVN 2749: 1978
Độ bền kéo đứt min: 10 MPa theo TCVN 4509: 2006 Độ dãn dài khi đứt: > 300 % theo TCVN 4509: 2006 Độ cứng: 60 -70 Shore A theo TCVN 1595 – 1- 2007 Trương nở theo khối lượng trong dầu 24 giờ ở 40 P
o
P
C < 5 % theo TCVN 2752 - 2008
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung của chương này trình bày: cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và các nội dung thực nghiệm trong luận án.