Nhận xét về các phương án và dây chuyền xử lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ xử lý photoresist phế thải (Trang 123)

- IVĐiều chỉnh

6 pkl TTH1 pkl TTH

5.3.4.2 Nhận xét về các phương án và dây chuyền xử lý

Thuận lợi và rủi ro của dây chuyền xử lý (Phương án C)

Thuận lợi - Cơ hội của phương án xử lý thể hiện tính thuận lợi của phương án. Ý

nghĩa lớn nhất về mặt môi trường được ủng hộ đi kèm theo là hiệu quả về kinh tế môi trường đã được phân tích. Đánh giá trên dựa vào một vài giả thiết chính: (i) có ưu đãi trong thuê mặt bằng; (ii) Giả thiết việc tiêu thụ sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận và ủng hộ cho một sản phẩm tái chế; (iii) và cơ quan quản lý cũng ủng hộ việc tái chế bằng cách không tính thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi chi phí điện nước. Thuận lợi của phương án có được nếu những giả thiết trên được thực thi tốt.

Rủi ro của dây chuyền - Trong mọi trường hợp nếu không nhận được sự chấp nhận của cộng đồng (thị trường) phương án sẽ thất bại. Để được chấp nhận, một sản phẩm mới cần được đánh giá và nhận thức như một sản phẩm cần thiết và hữu dụng đối với cộng đồng cũng như đối với môi trường, từ đó mới dẫn đến sự ủng hộ về chính sách, ảnh hưởng đến cách tiêu dùng và tiếp đó là tài chính của cộng đồng.

Nhận xét về các phương án xử lý – Trong thực tế chưa có sự liên kết chặt chẽ

giữa ba bên sản xuất, quản lý và tiêu dùng về chất thải. Điều đó thể hiện một vài nét điển hình về cách ứng xử và trách nhiệm các bên như sau:

• Nhà sản xuất dồn trách nhiệm cho nhà thầu xử lý.

• Cơ quan quản lý chưa có một sách lược về môi trường cụ thể hơn như: nghiên cứu chuyển đổi công nghệ, sản phẩm, định hướng tiêu dùng xanh với các điều luật chặt chẽ như RCRA, hay CERCLA, hệ thống quản lý EMAS, hay chính sách về sản phẩm, logo môi trường.

• Người tiêu dùng Việt Nam còn dễ dãi, chấp nhận giá trị sử dụng thấp, sẵn sàng bỏ qua những tiêu chuẩn về môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ xử lý photoresist phế thải (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)