- IVĐiều chỉnh
6 pkl TTH1 pkl TTH
5.2 Tính ổn định của vật liệu
Tính ổn định của vật liệu được đặc biệt quan tâm bởi đây là điều kiện đủ để thực hiện thành công tái chế. Trong các nghiên cứu trên, một số phương án đã được đặt ra và hai blend cao su nền được nghiên cứu là cao su NR và cao su NBR. Các thực nghiệm và suy xét chỉ ra hai phương án tiềm năng nhất là (i) blend cao su NR với trợ tương hợp là CSTNgAM; và (ii) blend cao su NBR với dầu điều dùng làm trợ tương hợp. Các nghiên cứu về ổn định thông qua độ trương nở trong dung môi, độ bền trong các điều kiện lão hóa nhiệt, nhiệt nước, nhiệt dầu được trình bày trong phụ lục và được tóm tắt trong nội dung này. Liên quan tới trương nở trong môi trường làm việc, dung môi thử của blend NR là nước; và của blend cao su NBR là nước và dầu biến
thế. Để đánh giá mức chịu lão hóa, các môi trường tương tự cho các blend tương ứng được sử dụng.
Một thông số được kiểm tra cuối là khả năng cố định của acrylat trong các blend. Một điểm lưu ý là hiện các sản phẩm cao su trên ở Việt Nam chưa có qui định và tiêu chuẩn về xác định acrylat linh động. Với nghiên cứu này phương pháp chiết tách TCLP 1311 được áp dụng và dung dịch chiết được phân tích qua việc xác định hàm lượng acrylat Fedotova (phương pháp mượn). Trong thực tế các mẫu thử nghiệm nguyên khối không bị cắt rời, điều này quan trọng trong việc giảm bề mặt riêng tiếp xúc với dung dịch làm việc và như vậy acrylat linh động sẽ khó thoát ra ngoài. Thử nghiệm ban đầu cho thấy không phát hiện được acrylat bằng TCLP với việc để nguyên mẫu. Trường hợp cực đoan là việc mẫu bị cắt nhỏ (kích thước nhỏ hơn 10 mm), khi đó diện tích tiếp xúc tăng và dễ phát hiện acrylat linh động. Trong nghiên cứu này, cách xác định tính ổn định (cố định acrylat linh động) của mẫu thử đã được chọn. Đơn vị tính của acrylat được qui về ppm tính theo etyl metacrylat (QCVN 07: 2009). Mẫu được thử nghiệm trong các test là:
• Nhóm mẫu D2 (cao su nền NR) và sử dụng trợ tương hợp CSTNgAM. Nhóm mẫu E3 (cao su nền NBR) và sử dụng trợ tương hợp HD. Mẫu được chọn nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng PR đến khả năng cố định acrylat tan.
• Nhóm mẫu G2 chứa trợ tương hợp CSTNgAM, nhóm mẫu H1 chứa trợ tương hợp HD. Các mẫu này có hàm lượng TTH 5 pkl, PR ở giá trị 30 pkl và ảnh hưởng của đến độ linh động acrylat được xem xét.