Tăng cường liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 119 - 124)

- Nguyên nhân chủ quan

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỪA THIÊN HUẾ.

4.2.2.6. Tăng cường liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác

* Căn cứ đề xuất giải pháp

Liên kết kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh được các mối quan hệ kinh tế và hiệp tác trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của quá trình tái sản xuất xã hội, giữa các ngành kinh tế, giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, giữa các vùng kinh tế và các địa phương, giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cũng như các nước với nhau nhằm phát triển hơn nữa sức sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Mục đích của liên kết kinh tế là nhằm khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất tiềm năng thế mạnh của mỗi bên tham gia trong mối quan hệ liên kết.

Có thể khẳng định rằng không có một doanh nghiệp nào hoạt động trong thị trường lại có đầy đủ các mặt về tài chính, máy móc thiết bị, các yếu tố đầu vào và đầu ra,…Chẳng hạn trong thời điểm nào đó có doanh nghiệp lại thừa vốn nhưng lại thiếu một loại thiết bị nào đó cần trong sản xuất, doanh nghiệp này không thể bỏ vốn ra đầu tư thiết bị đó vì sẽ không hiệu quả do công suất sử dụng thiết bị đó thấp và ngược lại có doanh nghiệp lại đang có thiết bị đó nhưng lại đang trong giai đoạn không sử dụng. Trong trường hợp trên cả hai doanh nghiệp đều không đạt được hiệu quả mong muốn. Do vậy nếu có sự liên kết với nhau thì hai doanh nghiệp sẽ cùng đạt một hiệu quả nhất định. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng thường có mối liên hệ kinh tế với nhau để

tận dụng hết năng lực của nhau nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Tăng cường liên kết kinh tế đối với Công ty Cổ phần cơ khí-xây dựng công trình Thừa Thiên Huế là hết sức cần thiết, nó góp phần khắc phục những điểm yếu của Công ty đồng thời giúp Công ty thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh.

* Nội dung giải pháp

Sự liên kết kinh tế trong các doanh nghiệp xây dựng thể hiện trên các mặt sau đây:

+ Liên kết kinh tế nhằm để huy động vốn:

Trong mối quan hệ liên kết khi có một doanh nghiệp nào đó thiếu vốn sẽ kêu gọi các doanh nghiệp khác đang có vốn nhàn rỗi góp vốn và được trả lãi suất thường kỳ. Theo hình thức này việc huy động vốn nhàn rỗi một cách linh hoạt để phát triển sản xuất mà không thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, nhưng chỉ có một phía chủ liên kết chịu trách nhiệm rủi ro trong sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm. Hình thức này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng huy động vốn từ nguồn vốn vay ngân hàng hoặc có khả năng nhưng phải mất nhiều thời gian do thủ tục hành chính làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

Đối với Công ty Cổ phần cơ khí-xây dựng công trình Thừa Thiên Huế, trong thời gian sắp tới khi hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng, Công ty có thể đảm nhận một lúc nhiều công trình lớn nên xảy ra hụt vốn cho hoạt động là đương nhiên, do vậy việc liên kết kinh tế với các doanh nghiệp xây dựng khác để huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới là cần thiết để đảm bảo có vốn đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất nhằm thực hiện đúng tiến độ thi công theo hợp đồng.

Do đặc điểm của ngành xây dựng, nhất là xây dụng công trình giao thông đó là không thể sản xuất khi chưa có chủ đầu tư, do đó có những khoảng thời gian các thiết bị của các doanh nghiệp xây dựng không sử dụng đến, trong khi đó có những doanh nghiệp lại đang thiếu thiết bị để thi công, vì vậy liên kết kinh tế có thể giúp các doanh nghiệp xây dựng có đầy đủ thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong một khoảng thời gian nhất định bằng cách huy động các thiết bị nhàn rỗi của các doanh nghiệp khác trong liên kết, chi phí sử dụng sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng phải thấp hơn chi phí thuê ngoài.

Việc liên kết còn có thể thực hiện dưới hình thức trao đổi thiết bị giữa các bên liên kết, có thể khẳng định rằng, không một doanh nghiệp xây dựng nào có đầy đủ các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mà mỗi doanh nghiệp thường chỉ mạnh về một mặt nào đó chẳng hạn có doanh nghiệp mạnh về các thiết bị chuyên dụng như xe vận tải, xe lu, máy ủi... nhưng có doanh nghiệp lại chỉ mạnh về các công nghệ làm đường như máy rải, máy trộn, máy san... vì vậy các bên liên kết sẽ thỏa thuận trao đổi thiết bị trong các trường hợp cần thiết, đây là hình thức liên kết hai bên cùng có lợi, hai bên cũng có thể liên kết trong chiến lược đầu tư thiết bị kỹ thuật ví dụ: không đầu tư trùng các thiết bị.

Đối với Công ty Cổ phần cơ khí-xây dựng công trình Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh liên kết kinh tế về sử dụng thiết bị đây là một yêu cầu tất yếu đối với Công ty, vì để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì một yếu tố quan trọng đó là phải sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị, việc liên kết về sử dụng máy móc thiết bị không chỉ diễn ra giữa Công ty với các doanh nghiệp trong ngành mà có thể liên kết với các doanh nghiệp khác có nhu cầu sử dụng thiết bị của Công ty. Thực tế hiện nay có thời điểm Công ty thừa năng lực sản xuất của các thiết bị chuyên dụng nhưng thiếu các thiết bị công nghệ nên hình thức trao đổi thiết bị cũng cần được chú trọng.

Đối với các doanh nghiệp xây dựng nói chung nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất thi công là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tăng cường liên kết kinh tế với các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu tạo cho doanh nghiệp có được nguồn nguyên vật liệu ổn định, bảo đảm về mặt chất lượng, số lượng, giá cả...

Công ty Cổ phần cơ khí-xây dựng công trình Thừa Thiên Huế thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, liên kết kinh tế với các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu sẽ cho Công ty chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

+ Liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc nhận thầu:

Với quy mô và năng lực thực tế hiện nay của Công ty thì khả năng tham gia trực tiếp đấu thầu các công trình nhóm B có giá trị lớn đối với Công ty là hết sức khó khăn và có thể nói là gần như không thể thực hiện được, tuy nhiên Công ty có thể liên kết với các doanh nghiệp mạnh khác cùng loại để tham gia nhận thầu lại một số hạng mục. Các bên sẽ ký với nhau một hợp đồng liên kết trong đó xác định rõ mức độ đóng góp cũng như trách nhiệm của các bên và lợi ích của các bên sau khi trúng thầu.

- Liên doanh là sự liên kết giữa các chủ thể khác nhau cùng một thành phần kinh tế hoặc khác thành phần kinh tế, giữa các địa phương, giữa trong nước và ngoài nước, hùn vốn với nhau để sản xuất kinh doanh.

Các bên hùn vốn kinh doanh trở thành các cổ đông của doanh nghiệp hoặc công ty liên doanh, có quyền hạn trong việc tổ chức và quản lý doanh nghiệp hoặc công ty, được hưởng doanh lợi và chịu sự rủi ro trong sản xuất kinh doanh tùy theo mức độ cổ phần đóng góp của mình.

Liên doanh là một hình thức liên kết chặt chẽ hơn, các bên liên doanh đều nằm trong một tổ chức sản xuất và quản lý của một cơ sở kinh tế nhất định. Còn trong liên kết các bên vẫn giữ nguyên tổ chức sản xuất kinh doanh của mình, có tư cách pháp nhân riêng như là một cơ sở kinh tế độc lập, xét về thực chất thì liên doanh là hình thức cao và khá chặt chẽ của liên kết.

Cũng như các doanh nghiệp khác nói chung, hiện nay các doanh nghiệp xây dựng đang tăng cường tham gia các liên doanh với các đơn vị. Xí nghiệp liên doanh được tổ chức theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ xí nghiệp liên doanh và pháp luật Việt nam.

Đối với Công ty Cổ phần cơ khí-xây dựng công trình Thừa Thiên Huế hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên cần phải có những liên doanh với các đơn vị khác mà sản phẩm của liên doanh một phần sẽ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn như liên doanh sản xuất gạch xây, liên doanh đầu tư trạm trộn bê tông tươi, liên doanh sản xuất các loại vật liệu xây dựng, liên doanh đầu tư dây chuyền công nghệ mới phục vụ thi công để tranh thủ công nghệ và đội ngũ kỹ thuật của họ.… Và như vậy thì rủi ro của Công ty sẽ thấp.

Khi tiến hành liên doanh, Công ty Cổ phần cơ khí-xây dựng công trình Thừa Thiên Huế cũng phải có lập dự án và tính toán hiệu quả cụ thể. Tuy nhiên khi tham gia liên doanh với các đối tác khác, Công ty cần chú ý trong việc nâng cao năng lực trình độ của các bộ Công ty làm việc trong liên doanh ngang tầm với phía đối tác, có như vậy Công ty mới không bị thua thiệt trong quan hệ liên doanh.

* Điều kiện thực hiện

- Khi tiến hành trang bị thêm máy móc thiết bị cần phải có sự tính toán đến khía cạnh liên kết với các đơn vị khác.

- Khi Phòng quản lý xe máy được thành lập, Phòng này phải lập kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị của Công ty, để từ đó có cơ sở tính toán trong việc liên kết với các dơn vị khác.

- Trong dự án liên doanh phải có tính toán hiệu quả cụ thể cho từng phương án để có quyết định đầu tư chính xác.

- Trong các mối quan hệ kinh tế thì chữ tín luôn phải được đặt lên hàng đầu, các bên liên kết cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể cho bên kia.

Tuy nhiên trong mối quan hệ liên kết Công ty cần phải thận trọng trong việc tìm kiếm đối tác để liên kết tránh những thiệt thòi, tổn thất trong quá trình liên

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 119 - 124)