Bảng 3.3 Tình hình máy móc thiết bị của Công ty

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 52 - 54)

STT Chủng loại thiết bị lượngSố

Nguyên giá Giá trị còn lại cuốinăm 2003 Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) 1 Xe con 2 320 2,30 66 1,21 2 Xe vận chuyển 6 1.851 13,31 1.015 18,68 3 Xe ủi 12 2.722 19,57 - - 4 Máy kéo 7 670 4,82 - - 5 Xe lu đường 10 2.166 15,57 773 14,22 6 Máy rãi thảm 1 1.007 7,24 965 17,76 7 Máy xúc 3 768 5,52 24 0,44 8 Máy đào đất 5 3.290 23,66 1.745 32,11 9 Máy san 2 276 1,98 70 1,29 10 Máy khoan đá 2 188 1,35 145 2,67 11 Máy nghiền sàn đá 1 650 4,67 632 11,63 Tổng cộng 13.908 100,00 5.435 100,00

Nguồn số liệu: Phòng Kế toán Công ty

Số lượng máy móc thiết bị của Công ty đang sử dụng so với các đơn vị khác là tương đối lớn và nhiều chủng loại, nhưng nhìn chung các thiết bị này thiếu tính đồng bộ, còn nhiều thiết bị cũ, lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên liệu, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua đã có một số công trình bị khiếu nại và thi công lại, làm giảm uy tín của Công ty và

hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các thiết bị mới công nghệ hiện đại còn thiếu làm ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu khi tham gia đấu thầu các công trình, đây là một trong những khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay.

3.1.5. Đặc điểm về chi phí

Sản phẩm của Công ty đặc biệt là các công trình giao thông được thi công bởi các phương tiện làm đường giao thông chuyên dụng, chi phí cao. Do đó chi phí khấu hao máy móc thiết bị hàng năm rất lớn. Mặt khác, các công trình giao thông thường rất lớn, địa điểm thi công thường ở các vùng sâu, vùng xa và thời gian thi công dài nên các phương tiện thi công, máy móc thiết bị được huy động đến tại chân công trình. Ở trong môi trường "dầm mưa, dãi nắng" nên tốc độ hao mòn của các phương tiện, máy móc thiết bị nhanh.

Trong cơ cấu chi phí của sản phẩm xây dựng cố định chiếm tỷ trọng lớn gần 40% đối với sản phẩm nạo vét và từ 15-20% sản phẩm xây dựng công trình. Đặc điểm này đòi hỏi Công ty phải tìm mọi cách tăng sản lượng để bù đắp chi phí cố định.

3.1.6. Về cơ chế quản lý tài chính nội bộ

Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm và từ đặc thù về tổ chức sản xuất, Công ty đã tự xây dựng cơ chế khoán gọn cho các Xí nghiệp và Đội xây dựng công trình. Các XN và Đội XDCT được vay vốn của Công ty theo tiến độ và khối lượng hoàn thành. Các đơn vị trực thuộc được phân cấp hạch toán bằng hình thức báo sổ, tự chủ về tài chính trong đơn vị, tự mua vật tư và trả lương cho người lao động và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình: lãi hưởng, lỗ chịu. Với cơ chế này thực sự phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị trực thuộc, tiết kiệm được chi phí sản xuất, đồng vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, từ việc chủ động trong sản xuất và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình nên các xí nghiệp và các đội hoạt động

độc lập nhau, không tận dụng hết sự hổ trợ cho nhau mà họ thường đi thuê ngoài các máy móc thiết bị khi cần thiết, từ đó đứng trên góc độ toàn Công ty thì Công ty chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị. Mặt khác của cơ chế này là việc xử lý sự thua lỗ của các XN và Đội. Thông thường một số cá nhân (Ban chỉ huy) phải bồi thường phần thua lỗ nhưng để làm được việc này là khá phức tạp do cần xác định đúng nguyên nhân của việc thua lỗ: do thời tiết, do giá bỏ thầu thấp, do thiếu vốn, do chủ quan của cán bộ… việc xử lý này cần tiến hành công phu, thận trọng vì nếu không sẽ gây ra mâu thuẫn nội bộ, mất đoàn kết.

Đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính nội bộ này ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý chi phí trực tiếp. Nếu cơ chế không chặt chẽ, hợp lý dễ dẫn đến lãng phí ở cấp XN và Đội làm tăng giá thành bất hợp lý.

3.1.7. Về đối thủ cạnh tranh

Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nên việc thành lập doanh nghiệp rất dể dàng cho nên các tổ chức cá nhân tiến hành xin giấy phép để hoạt động trong lĩnh vực xây dựng rất nhiều. Số lượng và các loại hình doanh nghiệp có hoạt động lĩnh vực xây dựng trong những năm qua được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động xây lắp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Loại hình doanhnghiệp

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Số lượng (đơn vị) Tỷ lệ (%) Số lượng (đơn vị) Tỷ lệ (%) Số lượng (đơn vị) Tỷ lệ (%)

1 DNNN, chi nhánh,văn phòng đại diện 23 11 36 13 44 11 2 Cty TNHH và chinhánh Cty TNHH 54 25 92 32 137 36

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 52 - 54)