Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng bình quân các khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 75 - 80)

- Nhân tố chi phí sản xuất:

Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng bình quân các khoản mục chi phí

Qua thu thập và tổng hợp số liệu, ta thấy được tình hình biến động của các loại chi phí sản xuất ở Bảng 3.13.

Trong sản phẩm xây dựng, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thi công công trình, nguyên vật liệu là bộ phận trực tiếp tạo nên thực thể của công trình xây dựng. Nếu xét về cơ cấu giá thành sản phẩm thì giá trị nguyên vật liệu chiếm khoảng 65-70% giá trị công trình, tuy nhiên qua thể hiện ở biểu đồ tỷ trọng bình quân các khoản mục chi phí, ta thấy tỷ lệ nguyên vật liệu trong chi phí sản xuất của Công ty khá cao (chiếm 71,23%) và có xu hướng tăng, năm 2001 chi phí nguyên vật liệu chiếm 71,38% so với chi phí sản xuất, năm 2002 chiếm 70,85% so với chi phí sản xuất, năm 2003 chiếm 71,47% so với chi phí sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu tăng do những nguyên nhân sau đây:

+ Do những năm trở lại đây thị trường nguyên vật liệu đầu vào có những biến chuyển không ổn định và đội giá lên như sắt thép, xi măng, giá xăng dầu,…. Theo cơ chế của Công ty, Công ty khoán lại công trình cho xí nghiệp và đội nên công tác mua sắm dự trử nguyên vật liệu không được triển khai ở Công ty mà hầu hết các đội và xí nghiệp tự lo liệu. Do vậy khi có sự biến động về nguyên vật liệu đầu vào thì các đội và các xí nghiệp không có đủ nhân lực, vật lực để ứng phó dẩn đến chi phí nguyên vật liệu cao và có khi dẫn đến tình trạng thiếu nguyên vật liệu để thi công làm giảm tiến độ thi công, công nhân không có việc làm, máy móc không hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

+ Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh không được chú trọng và không theo kịp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhất là chiến lược mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu. Công ty vẫn còn hạn chế trong công tác phân tích dự báo về sự biến động của giá cả thị trường nguyên vật liệu trong nước và quốc tế điều này cũng làm cho Công ty đứng trước những khó khăn khi phải đối mặt với sự biến động giá.

Như vậy việc bị động về công tác cung ứng nguyên vật liệu cho thi công là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí nguyên vật liệu dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất của Công ty, từ đó tỷ suất lợi nhuận thấp.

- Chi phí quản lý: Trong những năm qua tỷ trọng của chi phí quản lý chiếm trong tổng chi phí giảm dần. Sau khi được cổ phần hóa, Công ty đã từng bước ổn định đã từng bước có được uy tín trên thị trường vì thế Công ty đã tiết kiệm được chi phí, đặc biệt là chi phí quan hệ với các đối tác để nhận thầu. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường việc phát sinh những chi phí để tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị khác là cần thiết nhưng trong những năm qua Công ty vẫn chưa quan tâm đến góc độ này để tạo điều kiện cho cán bộ và kỹ thuật của Công ty được học hỏi thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý, thi công công trình.

- Chi phí sử dụng máy thi công:

Qua số liệu trong bảng cho thấy tỷ trọng chi phí sử dụng máy thi công tăng qua các năm. Năm 2001 chi phí này chiếm 16,96% nhưng đến năm 2003 chiếm 18,58% so với chi phí sản xuất. Tỷ lệ này quá cao trong chi phí sản xuất, theo số liệu của Viện kinh tế Bộ xây dựng, tỷ lệ chi phí sử dụng máy thi công trong chi phí sản xuất từ 5-10% đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng, từ 10-15% đối với các doanh nghiệp xây dựng thi công đường bộ (không có cầu).

Nhưng theo phân tích ở biểu đồ trên thấy tỷ lệ chi phí sử dụng máy thi công bình quân trong những năm qua chiếm 17,57%. Như vậy chi phí sử dụng máy thi công của Công ty vượt quá định mức cho phép, để tìm hiểu vấn đề này ta hãy phân tích cơ cấu chi phí sử dụng máy thi công qua Bảng 3.14.

Chi phí sử dụng máy thi công gồm:

+ Chi phí khấu hao: Như ta đã biết số lượng, máy móc thiết bị của Công ty tuy nhiều nhưng hầu hết đã cũ, lạc hậu giá trị không còn đáng kể, chỉ có một số

máy móc thiết bị của Công ty là được đầu tư mới, vì vậy việc trích khấu hao như số liệu trên là một cố gắng lớn của Công ty.

+ Chi phí nhiên liệu, động lực: Là tương đối lớn nhưng vẫn còn chấp nhận được do thiết bị cũ lạc hậu dẫn đến việc tiêu hao cao hơn bình thường.

+ Chí phí sữa chữa: Chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi phí sử dụng thiết bị thi công và có xu hướng tăng lên, năm 2001 chi phí sữa chữa chiếm 35,26%, đến năm 2002 chiếm 36,75% và năm 2003 chiếm 38,61% so với chi phí sử dụng máy thi công, có thể nói đây là nguyên nhân chính dẫn đến chí phí sử dụng thiết bị thi công quá lớn trong chi phí sản xuất.

Thực tế tại Công ty khi giao thiết bị cho các đơn vị trực thuộc thì các đơn vị này chủ động trong việc vận hành, sửa chữa và sử dụng thiết bị. Mặt khác, các máy móc thiết bị được luân chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác tuỳ theo nhu cầu công việc. Và Công ty tổng hợp khoản mục chi phí này thông qua các báo cáo kế toán của các xí nghiệp và đội sản xuất. Chúng tôi nhận thấy rằng chi phí sửa chữa máy móc thiết bị cao là do tổ chức công tác quản lý các thiết bị chưa chặt chẽ. Do vậy, cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ khoản mục chi phí này.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w