Giải pháp về đổi mới và phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 108 - 112)

- Nguyên nhân chủ quan

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỪA THIÊN HUẾ.

4.2.2.3. Giải pháp về đổi mới và phát triển công nghệ

* Căn cứ đề xuất giải pháp

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới đang diễn ra liên tục, các kỹ thuật công nghệ tiên tiến ra đời và thay thế nhau. Nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, vì vậy cần tận dụng

triệt để những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Đối với ngành xây dựng, các công nghệ mới về kỹ thuật, thiết kế, thiết bị thi công xây dựng cũng không ngừng được đổi mới góp phần nâng cao chất lượng các công trình, nâng cao năng suất lao động.

Công ty phải đẩy mạnh công tác ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh, chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác đầu tư với nước ngoài, vừa kinh doanh vừa học tập trao đổi kinh nghiệm, đầu tư thiết bị hiện đại để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thi công, thiết kế nhằm theo kịp sự phát triển của thế giới.

Qua phân tích đặc điểm, đánh giá trình độ năng lực máy móc thiết bị ở Công ty Cổ phần cơ khí-xây dựng công trình Thừa Thiên Huế cho thấy hiện nay Công ty vẫn còn sử dụng nhiều thiết bị đã cũ và lạc hậu, Công ty vẫn còn thiếu các loại máy móc trang thiết bị chuyên dụng phục vụ thi công xây lắp. Một số loại máy móc trang thiết bị đã được đổi mới nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng hoặc vẫn chưa được đầu tư đồng bộ để phát huy hết công suất, tính năng sử dụng. Vì vậy cần thiết phải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

* Nội dung giải pháp

- Công ty tạo điều kiện cho các xí nghiệp, đơn vị thi công trong Công ty vay vốn để mua sắm thiết bị thi công có giá trị vừa và nhỏ cần thiết trong quá trình thi công các công trình.

- Đối với các thiết bị sử dụng thường xuyên ở các đơn vị, Công ty khuyến khích các đơn vị trích quỹ đầu tư phát triển sản xuất để trang bị.

- Đối với máy móc thiết bị chuyên dùng có giá trị lớn phải cần sự phối hợp trong quá trình sử dụng mới mang lại hiệu quả và các thiết bị dùng trong khảo sát đo đạc, Công ty nên đầu tư những loại có chất lượng tốt để đảm bảo không xảy ra sai sót trong quá trình thi công các công trình.

- Bên cạnh đó, các Công ty cũng có thể áp dụng hình thức thuê mua tại chỗ để giải quyết ngay nhu cầu về vốn cho đầu tư máy móc, trang thiết bị, theo hình thức này các Công ty sẽ bán cho Công ty thuê mua tài sản của mình và sau đó lại thuê chính tài sản vừa bán để sử dụng, phần vốn do bán tài sản có được sẽ sử dụng cho các mục đích khác.

- Đối với máy móc thiết bị đã cũ không còn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, cần phải thanh lý để tiết kiệm chi phí quản lý và sử dụng.

- Căn cứ vào yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện nay đối với Công ty, Công ty cần tập trung đầu tư một số loại máy móc thiết bị chủ yếu như: Dây chuyền sản xuất ASPHAN 80tấn/giờ, máy vận thăng lồng (loại 1 tấn), trạm trộn bê tông (60m3/giờ), xe chuyên dùng chở bê tông, máy lật cần trục tháp SIMMA S1848 (1,5-8 tấn), máy lu tĩnh bánh sắt (12 tấn), máy lu rung BOMAX (25 tấn), máy ủi máy đào bánh lốp (0,45m3/gầu), và bổ sung thêm các loại giàn giáo, cốp pha định hình...

* Điều kiện thực hiện

- Việc đầu tư mua sắm đổi mới các thiết bị đặc chủng, chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực thi công xây lắp của Công ty phải chú ý gắn liền việc đầu tư máy móc, trang thiết bị mới với việc sử dụng hiệu quả các máy móc trang thiết bị hiện có và phải phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. Để thực hiện có hiệu quả hướng đầu tư này yêu cầu các đơn vị phải hết sức chú ý trong việc lựa chọn, mua sắm máy móc trang thiết bị công nghệ.

- Căn cứ tình hình thực tế và kế hoạch sản xuất kinh doanh những năm tới, Công ty lập kế hoạch về nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị và kế hoạch huy động nguồn tài chính cụ thể theo từng năm.

- Tuy nhiên, vấn đề quan trọng khi tiến hành áp dụng biện pháp này là cần phải có phương pháp đánh giá hiệu quả cụ thể của việc đầu tư mới. Trên cơ sở đó Công ty mới có thể đưa ra quyết định đầu tư mới một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu thi công thực tế và hiệu quả kinh tế kỹ thuật. Công ty có

thể sử dụng nhiều chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác nhau khi tiến hành đánh giá hiệu quả của việc đầu tư mới máy móc thiết bị, nhưng một số chỉ tiêu cơ bản sau đây cần được chú ý:

+ Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV)

NPV = ∑ + = n i r i Bi 0 (1 ) - ∑ + = n i r i Ci 0 (1 ) Trong đó:

Bi : Khoản thu của năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý TSCĐ ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án.

Ci : Khoản chi phí của năm i. Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra TSCĐ và TSLĐ ở thời điểm đầu và tạo ra TSCĐ ở các thời điểm trung gian, chi phí hàng năm của dự án (chi phí này không bao gồm khấu hao)

i : Số năm hoạt động của đời dự án. r : suất thu hồi vốn đầu tư.

Vốn đầu tư được coi là khả thi về mặt tài chính nếu NPV ≥ 0. Trong trường hợp có nhiều phương án lựa chọn cùng đạt yêu cầu khả thi thì chọn phương án có NPV lớn hơn.

+ Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T): Chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để thu hồi vốn đầu tư. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

∑ + = T 1 i (W D)iPV → ≥ Ivo Trong đó:

(W + D)i : Lợi nhuận thuần và khấu hao năm i.

Chỉ tiêu này được sử dụng trong trường hợp so sánh 2 phương án đầu tư bằng hai chỉ tiêu NPV và IRR nhưng không có kết quả do có cùng giá trị. Trong trường hợp đó chúng ta lựa chọn phương án có T thấp nhất.

* Hiệu quả

Giải pháp này được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, cụ thể như sau :

- Nhanh chóng hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Tạo được lợi thế trong cạnh tranh.

- Nâng cao năng lực thi công xây dựng cho các đơn vị xây lắp trong Công ty, từng bước tăng tỷ trọng doanh thu xây lắp trong tổng doanh thu.

- Đẩy nhanh tốc độ thi công xây dựng các công trình, đảm bảo chất lượng, tiến độ, kỹ mỹ thuật và hạ giá thành công trình.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 108 - 112)