+ Trong những năm qua thị trường xây dựng công trình diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên do cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhà nước đối với các doanh nghiệp và công tác đấu thầu
còn nhiều mặt tiêu cực dẫn đến một cuộc cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp tìm mọi cách để thắng thầu, đẩy giá thầu xuống mức thấp làm giảm đi phần lợi nhuận của doanh nghiệp thậm chí có công trình chỉ để giữ uy tín mà doanh nghiệp phải chịu lỗ.
+ Trong những năm trở lại đây tình hình trong nước và thế giới còn gặp phải nhiều khó khăn thách thức, nhất là những khó khăn mới phát sinh chưa lường hết được như việc biến động giá sắt thép, xăng dầu, vật liệu xây dựng và trượt giá ngoại tệ nhất là đồng euro, thêm vào đó có những thiên tai bất ngờ xảy ra và thời tiết khí hậu, bệnh tật có những diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần cơ khí-xây dựng công trình Thừa Thiên Huế nói riêng.
+ Tuy vốn kinh doanh của Công ty được bổ sung hàng năm nhưng vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, trong khi nguồn vốn của các công trình giao thông đường bộ chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, việc giải ngân chậm chạp, Công ty phải sử dụng vốn vay ngân hàng vừa tốn kém do lãi vay cao (thường từ 0,83-0,9%/tháng), vừa bị động trong sản xuất, thủ tục vay vốn cũng rất phức tạp và mất nhiều thời gian, khiến cho nhiều công trình đạt hiệu quả kinh doanh thấp.
+ Vốn ngân sách thường phân bổ cho công trình trong nhiều năm nên rất khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung và cho Công ty nói riêng bởi vì khi tập trung làm công trình Công ty đã dốc nhân lực, vật lực vào để thi công nhưng nếu hết hạn mức vốn của năm thì buộc Công ty hoặc phải ngừng thi công chờ đến sang năm hoặc thi công trước khi được cấp vốn. Như vậy, làm cách nào thì cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.