CÔNG TRÌNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1.2. Đặc điểm về vốn
Cuối năm 1998, tổng nguồn vốn của Công ty chỉ có 7,219 tỷ đồng và sau khi đơn vị được cổ phần hoá theo chủ trương của Tỉnh, nguồn vốn ngày
càng tăng lên và đến cuối năm 2003 nguồn vốn của Công ty đạt 75,058 tỷ đồng. Sự phát triển nguồn vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện qua Biểu đồ 3.1 sau: 1.171 1.339 1.128 3.572 4.765 5.084632 1.959 6.091 6.870 8.295 6.708 13.899 22.517 30.614 66.763 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
triê ̣u đồng
Nguồn vốn huy đô ̣ng Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhìn vào Bảng 3.1 ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty sau khi CPH tăng rất nhanh, bình quân năm sau khi CPH tăng 44.453 triệu đồng so với bình quân năm trước khi CPH, tương ứng với giá trị tương đối là 1.027,65%. Sau khi Công ty được CPH vốn kinh doanh của Công ty được huy động rất lớn, tốc độ phát triển nguồn vốn của Công ty bình quân sau CPH so với bình quân trước CPH là 1.127,65%. Tuy nhiên về cơ cấu nguồn vốn lại biến đổi theo chiều hướng ngược lại, tỷ trọng nguồn vốn vay bình quân trước CPH chiếm 71,97% và sau khi CPH đã tăng lên 86,16%, trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm từ 28,03% còn lại 13,84% sau khi CPH.
Trong những năm qua, để đảm bảo đủ vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu Công ty sử dụng vốn vay của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc vay vốn của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào cơ chế cho vay của Nhà nước. Vay vốn lưu động lãi suất cao, thời hạn ngắn thông thường là 6 tháng do vậy khoản mục lãi vay vốn thường chiếm tỷ trọng cao trong giá thành và Công ty thường không hoàn toàn chủ động được nguồn vốn phục vụ sản xuất. Đối với vay vốn trung, dài hạn để đầu tư mua sắm thiết bị lãi suất quá cao (0,83-0,9%/tháng) thời hạn 5 năm, điều này dẫn đến việc phải khấu hao nhanh tài sản cố định để trả nợ ngân hàng. Đây là nguyên nhân làm tăng chi phí, đội giá thành, giảm lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp.