Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.2.2. Phương pháp phân tích
Dựa vào đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để phân tích đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng.
- Phương pháp thống kê so sánh: Được sử dụng nhằm mục đích so sánh, đánh giá và kết luận về mối quan hệ tương quan giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như ngay trong cùng một doanh nghiệp ở các thời kỳ khác nhau, từ đó đưa ra nhận xét về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc so sánh được tiến hành ở hai mức độ: So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả trước và sau khi cổ phần hoá, so sánh hệ thống các chỉ tiêu qua các năm nghiên cứu. Từ đó đưa ra nhận xét về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phương pháp đối chiếu: Được sử dụng để nêu lên thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước và sau khi cổ phần hoá. Thông qua việc đối chiếu sẽ cho thấy những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phương pháp chuyên khảo, phương pháp chuyên gia giứp chúng tôi thu thập, chọn lọc những thông tin từ những ý kiến trao đổi và đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực cổ phần hoá.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp mô hình hóa để nghiên cứu cũng như trình bày kết quả:
- Mô hình mô tả và giải thích: dùng để mô tả và giải thích một số vấn đề trong kết quả nghiên cứu.
- Mô hình hướng dẫn thực hiện áp dụng: để hướng dẫn thực hiện các giải pháp, quyết định trong các hoạt động kinh doanh, thực hiện đầu tư...
Từ phương pháp phân tích trên đây, nhận thấy được sự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và từ đó phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến sự biến động đó. Cuối cùng, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn sắp đến.