Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 63 - 69)

trước và sau cổ phần hóa

3.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

3.2.2.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Căn cứ vào bảng tính toán ở dưới ta nhận thấy:

- Vốn đầu tư của Công ty tăng đều qua các năm, tuy nhiên chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân sau CPH giảm so với trước khi CPH, điều này cho thấy việc sử dụng vốn trong những năm trở lại đây chưa đạt hiệu quả. Phân tích các năm sau CPH thì chỉ tiêu này cũng tăng nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm lại, thể hiện năm 2002 tăng 10,64% so với năm 2001 và đến năm 2003 chỉ còn tăng 5,87% so với năm 2002.

- Hệ số sinh lợi vốn đầu tư bình quân sau CPH và trước CPH chuyển biến không đáng kể. Ta thấy những năm gần đây có xu hướng giảm dần, năm 2001 một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,041 đồng lợi nhuận, năm 2002 một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,037 đồng lợi nhuận giảm 8,70% so với năm 2001, năm 2003 một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,030 đồng lợi nhuận giảm 19,44% so với năm 2002. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả.

- Chỉ tiêu suất hao phí vốn đầu tư: Nhìn vào phân tích ở Bảng 3.8. ta thấy bình quân suất hao phí vốn đầu tư sau cổ phần hoá tăng 0,192 so với trước cổ phần hoá, tuy nhiên trong những năm từ 2001 đến 2003 chỉ tiêu này có xu hướng giảm xuống, điều này chứng tỏ Công ty cũng dần dần có hướng đầu tư vốn đúng mục đích.

3.2.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định: Nhìn vào số liệu ở Bảng 3.9. ta thấy sức sản xuất sản xuất của vốn cố định tương đối cao và tăng đều qua các năm, năm 2001 một đồng vốn cố định tạo ra 8,62 đồng doanh thu, năm 2002 một đồng vốn cố định tạo ra 12,61 đồng doanh thu, năm 2003 một đồng vốn cố định tạo ra 18,24 đồng doanh thu.

- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định: Sức sinh lợi của vốn cố định tăng đều qua các năm, năm 2001 một đồng vốn cố định tạo ra được 0,214 đồng lợi nhuận, năm 2002 một đồng vốn cố định tạo ra được 0,259 đồng lợi nhuận, năm 2003 một đồng vốn cố định tạo ra được 0,285 đồng lợi nhuận. Cũng tương tự như hệ số sinh lợi vốn đầu tư, hệ số sinh lợi của vốn cố định cũng tăng tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng chậm lại, năm 2002 tăng 20,73% so với năm 2001 nhưng đến năm 2003 chỉ còn tăng 10,03% so với năm 2002. Điều này thể hiện TSCĐ sử dụng chưa đạt hiệu quả.

Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty thể hiện thông qua các chỉ tiêu tăng dần qua các năm, nhưng điều đáng lo ngại là hệ số sinh lợi của vốn cố định có xu hướng giảm, đây là một vấn đề mà Công ty cần chú ý để có giải pháp hợp lý trong việc trang thiết bị của Công ty.

3.2.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

- Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động (hay số vòng quay của vốn lưu động): Qua bảng ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty bình quân trước CPH là 4,01 vòng và bình quân sau CPH chỉ đạt 2,13 vòng, giảm so với trước CPH. Năm 2001 đạt 2,04 vòng/năm, đến năm 2003 đạt 2,16 vòng/năm. Chỉ tiêu này giảm là do Công ty đầu tư vốn vào nhiều công trình nhưng đến khi hoàn thành công trình việc thu hồi nợ rất khó khăn. Thậm chí có nhiều công trình nợ Công ty đến ba, bốn năm. Đây là trở ngại chung mà các doanh nghiệp xây dựng đều mắc phải.

- Chỉ tiêu hệ số sinh lợi của vốn lưu động: Hệ số sinh lợi của vốn lưu động bình quân sau CPH là 0,04, nghĩa là một đồng vốn lưu động tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận, giảm so với trước CPH là 0,01 và hệ số này giảm đều qua các năm sau CPH.

- Chỉ tiêu mức đảm nhiệm vốn lưu động: Mức đảm nhiệm vốn lưu động cho một đồng doanh thu biến đổi theo chiều hướng tốt, năm 2001 cứ 0,490 đồng vốn lưu động tạo ra được một đồng doanh thu, năm 2002 chỉ cần 0,469 đồng vốn lưu động là tạo ra được một đồng doanh thu, năm 2003 là 0,463 đồng vốn lưu động là tạo ra được một đồng doanh thu. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty không thay đổi nhiều và có xu hướng ổn định, điều này cũng phù hợp với chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động trong những năm trở lại đây.

Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm qua còn ở mức rất thấp, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với Công ty là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w