Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 88 - 89)

- Các đặc tr−ng cơ bản của các trang trại nông lâm nghiệp (NLN) ở huyện L −ơng Sơn.

4.4.3.1. Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm

Phát triển kinh tế trang trại không những giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, làm giàu cho bản thân gia đình chủ trang trại mà còn có ý nghĩa lớn đối với cộng động địa ph−ơng trong việc tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ng−ời lao động, góp phần giải quyết vấn đề đói nghèo trong nông thôn miền núi, giúp cho ng−ời dân lao động ổn định, cải thiện và nâng cao cuộc sống.

Số liệu cho thấy, ngoài số lao động của gia đình hàng năm các trang trại còn tạo thêm nhiều việc làm cho lao động ở địa ph−ơng và các vùng lân cận. Năm 2003 các trang trại nông lâm nghiệp đã giải quyết đ−ợc việc làm cho 117 lao động gia đình và một số l−ợng không nhỏ lao động phụ vào giải quyết các công việc của trang trại. Thu hút đ−ợc 114 lao động th−ờng xuyên, bình quân 2,5 LĐ/TT và 280 lao động thời vụ vào làm việc trong các trang trại, với tổng số công lao động là: 87.300 công. Riêng số công lao động thuê là 46.800 công, với số tiền là 936 triệu đồng.

Bảng 24: Thu hút lao động của các trang trại NLN (2003)

Lao động gia đình Lao động thuê ngoài Nội dung Số l−ợng LĐ Tổng số công Giá trị Tr. đồng Số l−ợng LĐ Tổng số công Giá trị Tr.đồng LĐ thời vụ 90 5.400 108 280 12.600 252 LĐ T. xuyên 117 35.100 702 114 34.200 684 Tổng cộng 207 40.500 810 394 46.800 936 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra

Mức tiền công trả cho ng−ời lao động đ−ợc thoả thuận giữa chủ trang trại và ng−ời làm thuê, thực tế ở địa ph−ơng ch−a xảy ra tình trạng bóc lột sức lao động. Mức tiền công hàng tháng bình quân các trang trại trả cho lao động th−ờng xuyên là 400-500 nghìn đồng/tháng, tiền công lao động thời vụ đ−ợc trả hàng ngày 18- 20 nghìn đồng/ngày. Tuy nhiên mức tiền công ở các trang trại theo ph−ơng h−ớng kinh doanh khác nhau có khác nhau tuỳ theo mức độ công việc thuê m−ớn.

Ngoài việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho các lao động trực tiếp trong trang trại, bên canh đó phát triển kinh tế trang trại còn tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ khác đó là tầng lớp trung gian làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra nh− thu gom sản phẩm từ trang trại.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 88 - 89)