Nhân khẩu và lao động

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 65 - 66)

- Các đặc tr−ng cơ bản của các trang trại nông lâm nghiệp (NLN) ở huyện L −ơng Sơn.

4.2.2.2.Nhân khẩu và lao động

Cũng nh− nhiều địa ph−ơng khác trong cả n−ớc, phát triển kinh tế trang trại ở L−ơng Sơn đã góp phần tạo công ăn việc làm cho bản thân gia đình, ngoài ra còn thu hút một bộ phận khá đông lao động ở địa ph−ơng và các vùng lân cận vào làm việc trong các trang trại.

Bảng 13: Nhân khẩu và tình hình sử dụng lao động của trang trại năm 2003

Đơn vị tính: ng−ời Nhân khẩu Lao động gia đình LĐ thuê th−ờng xuyên LĐ thuê thời vụ T T H−ớng kinh doanh chính Số l−ợng BQ Số l−ợng BQ Số l−ợng BQ Số l−ợng BQ I Tr.trại trồng trọt 148 5,1 80 2,75 57 1,96 160 5,5 1 Trang trại CHN 33 4,7 25 3,57 2 0,28 41 5,8 2 Trang trại CLN 54 6 19 2,11 19 2,1 38 4,2 3 Trang trại LN 61 4,7 36 2,77 36 2,77 81 6,2

II Tr.trại chăn nuôi 34 5,67 14 2,33 31 5,17 23 3,8

1 TTrại CNĐGS 19 4,8 8 2 7 1,75 23 5,7

2 TTrại CNGS 14 7 6 3 24 12 0 0

III Tr. trại NTSản 10 5 3 1,5 1 0,5 30 15 IV Tr. trại tổng hợp 46 5,8 20 2,5 25 3,13 67 8,4

Tổng cộng 237 5,27 117 2,6 114 2,53 280 6,2

- Về nhân khẩu: Là địa ph−ơng miền núi nên có số nhân khẩu t−ơng đối động, tổng số nhân khẩu của các trang trại là 237 ng−ời, bình quân 5,27 nhân khẩu/hộ. Con số này t−ơng đối cao so với quy mô hộ gia đình ở thành thị, cơ quan. Đây cũng là một vấn đề đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc quan tâm trong việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống phát triển kinh tế xã hội miền núi.

- Về lao động của gia đình (lao động chính): Tổng số lao động của gia đình là 117 ng−ời, bình quân một trang trại là 2,6 lao động. Lao động chính th−ờng là chủ hộ (chồng hoặc vợ) và con cái lớn.

- Về lao động thuê ngoài: Lao động đi thuê th−ờng là những công việc lao động giản đơn, nặng nhọc không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật tuỳ theo yêu cầu và tính chất công việc của từng trang trại.

Một số khác do đặc điểm điều kiện địa hình, trang trại nằm xa khu dân c− (nhà ở của chủ trang trại không liền với đất trang trại), vì vậy các chủ trang trại th−ờng thuê lao động th−ờng xuyên ở, trông coi và làm việc trong trang trại. Bình quân lao động thuê th−ờng xuyên là 2,5 ng−ời/trang trại, trong đó các trang trại tổng hợp và trang trại lâm nghiệp phải thuê lao động th−ờng xuyên nhiều hơn.

Việc sử dụng lao động làm thuê th−ờng đ−ợc tiến hành trên cơ sở thoả thuận giữa 2 bên, bình quân 400.000 - 500.000 đồng/tháng, hoặc 3.000.000 đ/năm cả cơm nuôi. Hoặc có nhiều chủ trang trại thuê lao động th−ờng xuyên d−ới hình thức không phải trả tiền công, nh−ng cho họ h−ởng những sản phẩm nông nghiệp trồng xen trên đất của trang trại, với điều kiện phải đảm bảo các công việc chính của trang trại nh− trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong trang trại. Đối t−ợng thuê th−ờng xuyên th−ờng là ng−ời quen, anh em họ hàng từ quê lên.

Ngoài ra khi mùa vụ, công việc bận rộn cần khẩn tr−ơng, các trang trại phải thuê thêm lao động để giải quyết kịp thời công việc nh− hái chè, thu hái các sản phẩm từ trang trại, tiền công thuê 12.000 đ/ngày (cả cơm nuôi) hoặc 20.000 đ/ngày tuỳ từng trang trại.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 65 - 66)