3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1.2.2. Dân số và lao động
- Dân số: Tính đến năm 2003 dân số của huyện là 80.729 ng−ời chiếm >10% dân số chung của tỉnh Hoà Bình. Dân số nông thôn có 67.315 ng−ời, chiếm
83,55% tổng số dân của huyện, khu vực thị trấn có số dân là 13.414 ng−ời, chiếm 16,45% dân số chung của huyện. Hiện tại dân c− trên địa bàn huyện phân bố không đồng đều, mật độ dân số ở khu vực đô thị là 752 ng−ời /km2, trong khi đó mật độ dân số ở khu vực nông thôn là 182 ng−ời/km2, có nơi nh− xã Tr−ờng sơn chỉ có 60 ng−ời/km2 [41]. Với sự phân bố nh− trên dẫn đến tình trạng ở các xã ven thị trấn đất chật, ng−ời đông cần phát triển nền kinh tế đa ngành nghề để giải quyết việc làm cho ng−ời lao động, ng−ợc lại ở các vùng núi cao dân th−a, việc khai thác tiềm năng của đất đai còn bị hạn chế.
- Lao động: Theo số liệu thống kê, dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 43.650 ng−ời, bằng 56% dân số toàn huyện. Trong đó, lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp là 34.000 lao động chiếm khoảng 90% lao động của các ngành. Trên thực tế do tính thời vụ của sản xuất nông lâm nghiệp nên thời gian lao động trong năm của ng−ời lao động th−ờng đạt thấp, thời gian nhàn rỗi còn nhiều, vì thế hiệu quả lao động ch−a cao, số lao động ch−a có việc làm và việc làm không ổn định còn nhiều. Dự báo đến năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động của huyện đạt 47.680 ng−ời (tăng 4.130 ng−ời so với hiện nay) [41]. Tuy nhiên, hạn chế về nguồn nhân lực của huyện là trình độ và chất l−ợng lao động thấp. Lực l−ợng lao động đa phần là lao động phổ thông. Đây là vấn đề bức xúc cần thiết phải đ−ợc giải quyết trong những năm tới để nâng cao chất l−ợng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của việc đ−a nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.