Nghiên cứu trong vùng

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 34 - 35)

L−ơng Sơn là một huyện miền núi với diện 37.468,6 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm tới 26,4%, đất nông nghiệp chiếm 21,4% có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là các trang trại nông lâm nghiệp. Cũng nh− nhiều nơi khác trên cả n−ớc, sau hơn 10 năm đổi mới kinh tế trang trại ở huyện L−ơng Sơn đã phát triển mạnh cả vế số l−ợng và chất l−ợng. Kinh tế trang trại ở địa ph−ơng đ−ợc hình thành từ chủ tr−ơng chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đồi rừng, chính sách giao đất giao rừng cùng với những chính sách đầu t−, hỗ trợ vốn của nhà n−ớc.

Trên thực tế những năm qua ở địa ph−ơng đã có một số đề tài nghiên cứu về kinh tế xã hội, hàng năm một số cơ quan, ban ngành địa ph−ơng nh− Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Địa chính & Nông nghiệp, phòng Thống kê của huyện đã tiến hành thống kê, điều tra, tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế trang trại ở địa ph−ơng. Song các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc thống kê khảo sát số l−ợng, diện tích, vốn... của trang trại với mục đích tổng kết, báo cáo tình hình. Cho tới nay, hiện ch−a có một công trình nào nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả của kinh tế trang trại trong vùng.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu đã đ−ợc công bố, để góp phần đánh giá đúng vai trò và tác động của kinh tế trang trại đối với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các loại hình trang trại nông lâm nghiệp ở huyện L−ơng Sơn tỉnh Hoà Bình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại trong giai đoạn 2005 - 2010.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 34 - 35)