Cơ cấu kinh tế của huyện L−ơng Sơn (2003)

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 41 - 43)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện L−ơng Sơn (2003)

Cùng với sự phát triển chung của tình Hoà Bình và cả n−ớc trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1991 đến nay đặc biệt là trong 5 năm gần đây thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện L−ơng Sơn lần thứ 22, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XIII, nền kinh tế huyện L−ơng Sơn sau những năm khởi động đã đi dần vào thế phát triển ổn định và có sự tăng tr−ởng đáng kể.

NLN chiếm 60.22% TMDV chiếm 9.33% CN, XD chiếm 30.45% NLN CN, XD TMDV

Cơ cấu kinh tế của huyện những năm gần đây có sự thay đổi theo chiều h−ớng giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, th−ơng mại và dịch vụ đặc biệt là các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Đây là một h−ớng đi phù hợp với quá trình CNH, HĐH đất n−ớc. Số liệu cho thấy, hiện tại cơ cấu kinh tế của huyện L−ơng Sơn tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp vẫn chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất của huyện.

3.1.3.2.. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Lơng Sơn (2001 - 2003)

Theo số liệu thống kê tổng giá trị sản phẩm của huyện L−ơng Sơn đạt đ−ợc trong 3 năm 2001 - 2003:

Bảng 02 : Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Lơng Sơn trong 3 năm 2001-2003

Đơn vị tính: triệu đồng - Tính theo giá cố định năm 1994

Chỉ tiêu 2001 2002 2003

1. Nông, lâm, thuỷ sản 174.004 239.944 238.504 2. CN - TT CN - XD 15.400 105.227 120.599 3. Th−ơng mại, dịch

vụ, du lịch

31.000 33.320 36.973

Tổng số 220.404 378.491 396.076

Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện L−ơng sơn

Số liệu cho thấy, giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của huyện trong những năm qua có xu h−ớng tăng rõ rệt. Tốc độ phát triển năm 2003 so với 2002 đạt 104,6%,. Đặc biệt 2002 so với 2001 có tốc độ tăng mạnh (tăng 71,7%). Trong đó chủ yếu là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, th−ơng mại, dịch vụ du lịch có xu h−ớng tăng mạnh. Ngành sản xuất nông nghiệp tuy có tăng nh−ng sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, độc canh năng suất thấp, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề đáng quan tâm của huyện trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 41 - 43)