Hiệu quả kinh tế của trang trại trồng trọt

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 79 - 82)

- Các đặc tr−ng cơ bản của các trang trại nông lâm nghiệp (NLN) ở huyện L −ơng Sơn.

4.4.2.2.1. Hiệu quả kinh tế của trang trại trồng trọt

Hoạt động trồng trọt là một trong những hoạt động chủ yếu trong các trang trại ở L−ơng Sơn, do điều kiện đất tự nhiên rộng, vốn đầu t− có thể rải đều tuỳ thuộc vào điều kiện của chủ trang trại, mức độ rủi ro không cao.

- Hiệu quả 1 đồng chi phí: Trang trại trồng cây lâu năm có hiệu quả cao nhất, bằng 1,2 lần mức bình quân chung, gấp 1,48 lần so với trang trại trồng cây hàng năm và 1,25 lần so với trang trại lâm nghiệp. Trang trại trồng cây hàng năm có hiệu quả 1 đồng chi phí thấp hơn cả.

- Hiệu quả sử dụng lao động: Bình quân 1 công lao động của trang trại trồng cây lâu năm là 38.784 đồng, gấp 1,5 lần mức bình quân chung, bình quân 1 lao động trang trại đạt 940.525 đồng/tháng. Các trang trại trồng trọt khác có thu nhập thấp hơn. Trang trại trồng cây hàng năm và trang trại lâm nghiệp đạt VA/công và VA/LĐ thấp nhất trong các loại trang trại do những loại này có thu nhập thấp.

Bảng 21: Hiệu quả kinh tế của các trang trại trồng trọt năm 2003

TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính TT CHN TT CLN TT LN Bình quân GO 1.000đ 56.304 86.519 68.703 71.240 IC 1.000đ 26.965 27.956 28.069 27.770 VA 1.000đ 29.339 58.563 40.634 43.470 MI 1.000đ 20.388 36.663 16.669 23.770 Lao động Công 1.538 1.510 2.059 1.763 VLĐ 1.000đ 21.347 32.456 35.769 31.260 Các chỉ tiêu tính toán

1 Hiệu quả 1 đ chi phí

GO/IC Lần 2,008 3,095 2,448 2,56

VA/IC Lần 1,008 2,095 1,448 1,56

MI/IC Lần 0,756 1,311 0,594 0,86

2 Hiệu quả SD lao động

VA/Công lao động 1.000đ 19,074 38,785 19,731 25,49

VA/LĐ/tháng 1.000đ 462,538 940,525 478,476 618

3 Hiệu quả SD VLĐ

GO/VLĐ Lần 2,64 2,67 1,92 2,32

4 H. quả /1ha canh tác

GO/ha Tr. đ 4.38 7.08 3.18 4,73

VA/ha Tr. đ 2.47 4.61 1.95 2,90

MI/ha Tr. đ 1.96 2.04 1.40 1,73

Nguồn số liệu: Tính toán từ kết quả điều tra

- Hiệu quả sử dụng vốn l−u động: trang trại lâm nghiệp đạt thấp nhất bằng 0,7 lần mức bình quân chung, trang trại trồng cây hàng năm đạt cao nhất, gấp 1,5 lần mức bình quân chung. Loại hình này do đặc điểm cây trồng có chu kỳ kinh doanh ngắn, nhanh cho thu hoạch thời gian thu hồi vốn nhanh, đòi hỏi vốn đầu t− không nhiều. Các trang trại trồng cây lâu năm (cây ăn quả, cây chè...) cần nhiều vốn đầu t− hơn, các trang trại lâm nghiệp do chu kỳ kinh doanh dài, thời hạn thu hồi vốn lâu nên hiệu quả sử dụng 1 đồng vốn thấp hơn 2 loại trang trại trên.

- Hiệu quả trên 1 ha canh tác: Mỗi loại trang trại có quy mô diện tích khác nhau tuỳ vào ph−ơng h−ớng kinh doanh, chẳng hạn các trang trại lâm nghiệp th−ờng có diện tích lớn 10-20 ha thậm chí >20ha; các trang trại trồng cây hàng năm th−ờng có diện tích nhỏ hơn nhiều 2-5 ha. Mặt khác, do thời hạn thu hoạch sản phẩm của các loại cây trồng khác nhau nên hiện tại đánh giá hiệu quả trên 1 ha canh tác của các trang trại cũng có sự khác nhau rõ rệt.

Trang trại trồng cây hàng năm có hiệu quả hơn cả, 1 ha cho giá trị tăng thêm 4,61 triệu đồng; thu nhập hỗn hợp 2,04 triệu đồng gấp 1,87 lần trang trại trồng cây lâu năm và 2,36 lần trang trại trồng cây lâm nghiệp. Trong khi các trang trại lâm nghiệp chỉ đạt 1,95 triệu đồng VA và 1,4 triệu đồng MI. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay của kinh tế trang trại ở địa ph−ơng, do các trang trại lâm nghiệp ch−a có thu nhập gì nhiều từ lâm nghiệp, chủ yếu là các nguồn thu từ các sản phẩm nông lâm kết hợp, chăn nuôi...

Tổng hợp qua phân tích cho thấy, trong các trang trại trồng trọt ở L−ơng Sơn các trang trại trồng cây lâu năm hiện đang là trang trại có hiệu quả hơn cả. Nh−ng không phải trang trại nào cũng có thể thực hiện đ−ợc loại hình kinh doanh

này do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nh− điều kiện đất đai, điạ hình, điều kiện về vốn, trình độ của của chủ trang trại... Con số tính toán này cũng chỉ phù hợp với thời điểm hiện tại nghiên cứu, trong vài ba năm tới khi các sản phẩm lâm nghiệp cho thu hoạch chắc chắn sẽ có sự thay đổi.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 79 - 82)