Giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 112 - 118)

- Các quan điểm chủ yếu phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế trang trại ở địa ph −ơng.

4.7.3.5. Giải pháp về khoa học công nghệ

Đây là giải pháp có tính cấp bách tr−ớc mắt vừa có ý nghĩa lâu dài để đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển ổn định, đạt hiệu quả cao. Đây cũng là vấn đề bức xúc đối với phát triển kinh tế trang trại ở vùng trung du và miền núi. Là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả kinh tế của các trang trại nông lâm nghiệp ở L−ơng Sơn những năm qua đạt thấp. Phần lớn các chủ trang trại đều xuất phát từ kinh nghiệm, cộng với sự hạn chế về vốn đầu t− nên vấn đề lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh ch−a thực sự đ−ợc quan tâm. Sản xuất nông lâm nghiệp có độ rủi ro cao, chu kỳ kinh doanh dài không thấy ngay đ−ợc kết quả và khó sửa sai ngay. Đó là thực tế. Chẳng hạn nh− hiện t−ợng trồng những giống cây ăn quả chất l−ợng kém mặc dù năng suất cao nh−ng khó bán hoặc giá rất rẻ, sau vài năm phải chặt bỏ gây tổn thất lớn cho sản xuất. Vì vậy:

- Cần có chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong việc tiếp cận thực tiễn tìm ra giống cây, con phù hợp cho năng suất hiệu quả cao với vùng sinh thái.

- Cần có chính sách trợ giá thích hợp để các chủ trang trại có thể tiếp cận và sử dụng đ−ợc các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông, khuyến lâm. Vì đây là bộ phận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các trang trại tốt nhất.

4.7.3.6.. Các giải pháp khác

Hoàn thiện h−ớng sản xuất kinh doanh của các trang trại.

Trong đoạn tr−ớc mắt vẫn thực hiện ph−ơng châm “lấy ngắn nuôi dài”, “đất nào cây ấy” thực hiện ph−ơng thức “nông lâm kết hợp” theo h−ớng phát triển bền vững. Lâu dài cần đi vào h−ớng chuyên môn hoá nhằm tạo ra khối l−ợng sản phẩm hàng hoá đủ lớn đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu thị tr−ờng.

+ Đối với các trang trại trồng trọt:

- Đẩy mạnh sản xuất thâm canh, sử dụng giống mới năng suất cao, chất l−ợng tốt. Xây dựng các cánh đồng thâm canh lúa cao sản, mở rộng diện tích gieo trồng ngô vụ đông trên đất ruộng.

- Cây thực phẩm: phát triển cây thực phẩm (rau sạch, rau cao cấp) để tạo ra sản phẩm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu các khu công nghiệp, du lịch và thủ đô Hà nội.

- Cây công nghiệp: phát huy lợi thế so sánh tập trung phát triển mía hàng hoá và các cây công nghiệp ngắn ngày nh− đậu t−ơng, lạc.

- Cây chè: phát triển mạnh diện tích cây chè truyền thống. Đi đôi với việc đầu t− thâm canh n−ơng chè hiện có. Từng b−ớc thay thế các n−ơng chè cũ hết chu kỳ kinh doanh sang trồng các giống chè mới của Đài Loan, Trung Quốc để nâng cao giá trị sản phẩm trên 1 ha chè.

- Cây ăn quả: cải tạo đồi thấp diện tích v−ờn tạp (khoảng 80%) đ−a vào trồng cây ăn quả, trong đó loại cây chủ lực là nhãn, vải, na chiếm 70% diện tích cây ăn quả. Xây dựng vùng trồng cây ăn quả hàng hoá dọc quốc lộ 6 và đ−ờng quốc lộ 21.

- Đối với lâm nghiệp: Đẩy mạnh công tác khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng để tăng độ che phủ của rừng. Chú trọng phát triển theo ph−ơng thức nông lâm kết hợp, đảm bảo năng lực phòng hộ của rừng. Thực hiện ch−ơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng của cả n−ớc.

- Đối với các trang trại chăn nuôi: phát triển mạnh chăn nuôi theo h−ớng hàng hoá, coi đây là một nhân tố quan trọng để từng b−ớc tăng dần tỷ trọng giá trị sản l−ợng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện. Thực hiện nạc hoá đàn hoá, sind hoá đàn bò, phát triển đàn bò sữa ở khu vực thị trấn và các xã gần đ−ờng quốc lộ, để cung cấp thực phẩm cho các khu công nghiệp và thủ đô Hà nội.

Khôi phục và phát triển đàn gà để tận dụng các nông sản từ trang trại tạo ra. Phát triển chăn nuôi trâu, bò và con đặc sản nh− con dê do địa ph−ơng có nhiều cánh đồng cỏ rộng là nơi chăn thả gia súc rất tốt.

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên những diện tích mặt n−ớc hiện có. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, đ−a giống mới có năng suất cao, chất l−ợng tốt vào nuôi trồng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thay đổi cơ cấu và phát triển số l−ợng trang trại ở địa ph−ơng

Chuyển đổi một số trang trại hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả hoặc đang gặp khó khăn nh− các trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp, trong điều kiện cho phép theo chúng tôi các trang trại này nên chuyển sang h−ớng kinh doanh tổng hợp, theo h−ớng phát triển toàn diện phù hợp với nhu cầu thị tr−ờng (theo h−ớng trình bày ở trang 112, 113).

Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất của các trang trại theo h−ớng có hiệu quả cao là việc làm cần thiết, tuy nhiên nó không thể áp dụng cho mọi trang trại do còn chịu ảnh h−ởng của nhiều yếu tố khác nh− vị trí, địa hình, điều kiện về vốn, lao động của chủ trang trại v.v. Mặt khác, trong nông lâm nghiệp hiệu quả kinh tế bao gồm 2 mặt: hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả sinh học th−ờng gắn với hoạt động của quá trình sinh học, đối t−ợng sản xuất trong trang trại là những cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh học diễn ra khác nhau nên việc cải tiến

chúng hết sức tốn kém và phức tạp. Vì vậy, sự phù hợp giữa quá trình sinh học với môi tr−ờng là điều rất cần thiết. Hiệu quả sinh học của sản xuất nông lâm nghiệp không phụ thuộc vào việc ng−ời ta có thích mua sản phẩm đó hay không, còn hiệu quả kinh tế thì lại bị khống chế bởi vấn đề này. Hiệu quả kinh tế trong nông lâm nghiệp chủ yếu do 2 quy luật chi phối là: quy luật cung cầu và quy luật hiệu quả giảm dần. Từ những phân tích trên cho thấy, đối với sản xuất nông lâm nghiệp cần có sự hài hoà giữa hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế, nếu chỉ coi trọng mặt này hay mặt kia sẽ dẫn tới những những tác động xấu cho sản xuất, môi tr−ờng và xã hội.

Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa ph−ơng hiện nay, trên cơ sở định h−ớng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện L−ơng Sơn, chúng tôi dự kiến số l−ợng và cơ cấu trang trại của huyện trong những năm tới nh− sau:

Bảng 30 : Dự kiến số lợng và cơ cấu trang trại của huyện đến năm 2 010

2003 2005 2010 Loại hình Loại hình trang trại Số l−ợng (tr. trại) Cơ cấu (%) Số l−ợng (tr.trại) Cơ cấu (%) Số l−ợng (tr.trại) Cơ cấu (%) 1. TT trồng trọt 29 64,4 23 48 56 56 2. TTCNuôi 6 13,2 8 17 15 15 3. TTNTTSản 2 4,4 3 6 4 4 4. TTKDTH 8 18 14 29 25 25 Tổng cộng 45 100,00 48 100,00 80 100,00 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận

1. Kinh tế trang trại ở L−ơng Sơn mặc dù mới đang trong quá trình hình thành và phát triển, song đã tỏ ra là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp có hiệu quả

hàng hoá. Kinh tế trang trại là một nhân tố mới ở nông thôn, là b−ớc phát triển mới cao hơn kinh tế hộ, gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Góp phần hình thành một tầng lớp con ng−ời mới trong nông thôn, có ý chí làm giàu chính đáng, từng b−ớc tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức về khoa học kỹ thuật, quản lý, thị tr−ờng v.v. để dần thích nghi với cơ chế kinh tế mới của đất n−ớc. Đánh dấu sự thay đổi mới trong cách nghĩ cách làm của ng−ời dân địa ph−ơng, phát huy nội lực, khuyến khích ng−ời dân làm giàu chính đáng trên chính vùng đất mà họ đang sống.

2. Tính đến 1/2004 huyện L−ơng Sơn có 45 trang trại nông lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là các trang trại trồng trọt (chiếm 64,4%). Quy mô đất đai bình quân 13,7 ha/trang trại. Chủ trang trại phần lớn là nông dân (73%) gồm 2 dân tộc chủ yếu là Kinh và M−ờng. Lao động sử dụng trong trang trại là lao động gia đình, bình quân 2,6 lao động/TT, ngoài ra còn thuê thêm ở địa ph−ơng và các vùng lân cận bình quân 2,53 LĐTX/TT và 6,22 LĐ thời vụ/TT. Vốn của trang trại chủ yếu là vốn tự có (chiếm 88%). Quy mô vốn đầu t− cho sản xuất còn thấp, bình quân 271,56 triệu đồng/TT. Cơ cấu sản xuất của các trang trại nông lâm nghiệp ở L−ơng Sơn hiện nay: Trồng trọt - Chăn nuôi - Lâm nghiệp - Thuỷ sản.

3. Trang trại chăn nuôi có chi phí cho sản xuất cao nhất (2003) 287,253 triệu đồng/TT, trang trại nuôi trồng thuỷ sản có chi phí thấp nhất 31,567 triệu đồng/TT. 4. Hiệu quả 1 đồng chi phí tính cho 1 trang trại: Trang trại trồng cây lâu năm có hiệu quả cao nhất VA/IC đạt 2,092, thấp nhất là trang trại chăn nuôi đạt 0,96. Các trang trại chăn nuôi mặc dù có thu nhập cao nh−ng hiệu quả 1 đồng chi phí lại thấp hơn so với các trang trại khác.

5. Trang trại chăn nuôi gia súc cho thu nhập/LĐ cao nhất. Trang trại cho thu nhập thấp là trang trại trồng cây hàng năm và trang trại nuôi trồng thuỷ sản.

6. Trang trại trồng cây hàng năm có hiệu quả sử dụng vốn l−u động cao nhất 1,37. các trang trại chăn nuôi mặc dù có thu nhập cao nh−ng hiệu quả sử dụng 1 đồng vốn không cao.Trang trại lâm nghiệp và trang trại trồng cây lâu năm có hiệu quả sử dụng vốn thấp do chi phí đầu t− nhiều nh−ng ch−a cho thu hoạch hoặc thu rất ít.

7. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả sử dụng đất canh tác cao nhất (trừ các trang trại chăn nuôi) đạt 7,83 triệu đồng VA/ha, tiếp đến là các trang trại kinh doanh tổng hợp 5,63 triệu đồng VA/ha. Trang trại lâm nghiệp có hiệu quả sử dụng đất đai thấp nhất 1,95 triệu đồng VA/ha do quy mô diện tích rộng.

8. Năm 2003 các trang trại đã tạo đ−ợc việc làm cho 117 lao động gia đình, thu hút đ−ợc 114 lao động th−ờng xuyên và 280 lao động thời vụ vào làm việc trong các trang trại.

9. Phát triển kinh tế trang trại góp phần không nhỏ vào việc làm tăng thu nhập cho bản thân trang trại mà còn cho một bộ phận lao động thuê m−ớn th−ờng xuyên và thời vụ. Đóng góp cho phát triển kinh tế địa ph−ơng thông qua giá trị sản phẩm hàng hoá cung cấp hàng năm, năm 2003 của bình quân 1 trang trại cung cấp là 131,7 triệu đồng, với tỷ suất hàng hoá 83,13%.

10. Phát triển kinh tế trang trại góp phần cải thiện điều kiện sống cho ng−ời dân địa ph−ơng. Khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc, diện tích đất hoang hoá để phát triển kinh tế trang trại, tăng độ che phủ của rừng bình quân mỗi năm trồng 50-70 ha rừng.

11. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế - xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở L−ơng Sơn đạt đ−ợc ch−a cao.Trong giai đoạn hiện nay ở địa ph−ơng, hiệu quả kinh tế - xã hội của các trang trại đ−ợc xắp xếp theo thứ tự −u tiên từ cao đến thấp nh− sau: TTCLN - TTKDTH - TTCNĐGS - TTCNGS - TTNTS - TTLN - TTCHN. Trang trại trồng cây lâu năm và kinh doanh tổng hợp có hiệu quả nhất, trang trại cây hàng năm kém hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các nhận định này cũng chỉ có ý nghĩa tại thời điểm nghiên cứu hiện nay (2003), vài ba năm tới chắc chắn hiệu quả và thứ tự sắp xếp của các trang trại sẽ có sự thay đổi.

12. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của các trang trại ch−a cao là: thiếu vốn để sản xuất, trình độ của chủ trang trại còn hạn chế, cơ chế chính sách còn ch−a đồng bộ, thiếu quy hoạch tổng thể của địa ph−ơng, vấn đề thị tr−ờng ch−a đ−ợc quan tâmv.v 13. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và phát triển kinh tế trang trại ở địa ph−ơng gồm các giải pháp vĩ mô và vi mô.

5.2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)