3. Tiến đến đích bằng cách thảo luận những gì có thể thực hiện
3.7.4. Tìm kiếm giải pháp thay thế
Có thể sẽ xuất hiện một số vướng mắc nào đó trong những ngày đầu thành lập nhóm. Nhóm đã có bản tuyên bố với mục đích rõ ràng, nhưng các phương pháp cụ thể chỉ được quyết định sau những cuộc thảo luận của các thành viên. Trong suốt quá trình bàn bạc đó, các giải pháp cho nhiệm vụ và phương hướng hành động thường xuyên được đề cập và tranh luận. Hầu hết mọi người đều tiếp cận những cuộc tranh luận này với suy nghĩ rằng họ phải ủng hộ giải pháp nào đó. Nhưng bạn đừng bao giờ phạm phải sai lầm này mà bạn hãy tận dụng giai đoạn ban đầu này để mở rộng các giải pháp thay thế khả thi. Hãy xem xét ví dụ dưới đây:
Tùng được tuyển vào một nhóm quản lý với nhiệm vụ tìm kiếm phương án tốt nhất để khai thác mảnh đất trống của công ty ngay ở sát cạnh toà nhà trụ sở
hiện tại. Khi ban lãnh đạo đưa ra vấn đề này, họ cũng gợi ý hai phương án: (a) bán mảnh đất, hoặc (b) mở rộng toà nhà hiện tại sang mảnh đất này. Ban lãnh đạo muốn nhóm nghiên cứu phương án có lợi nhất cho công ty.
Tùng thấy rõ bản tuyến bố của nhóm không phải là chọn phướng án (a) hay (b), mà là nghiên cứu phương án tốt nhất cho công ty. Vì thế, anh nhanh chóng mở rộng các ý kiến về giải pháp thay thế, kể cả xem xét việc xây dựng toà nhà trên khi đất đó, cho thuê mặt bằng, v.v. Mỗi giải pháp thay thế sẽ được phân tích để xác định xem đâu là giải pháp có thể đem lại giá trị cao nhất cho công ty.
Khi mở rộng các giải pháp thay thế, Tùng đã hành động như một trưởng nhóm. Tuy nhiên, việc thừa nhận các khả năng có sẵn đối với nhóm chỉ mới là một nửa mục tiêu. Phân tích khách quan từng phương án chính là nửa còn lại. Trong nhiều trường hợp, một số đặc điểm riêng biệt của những giải pháp khác