Tạo điều kiện thuận lợi để thảo luận

Một phần của tài liệu Chương 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ppt (Trang 72)

Bạn giải quyết vướng mắc như thế nào sau khi nó đã được xác định? Hãy xem xét những hướng dẫn sau:

• Trước hết, hãy dừng những việc bạn đang làm và thừa nhận vấn đề, ngay cả khi chỉ có một người nhìn thấy vấn đề đó.

• Tham khảo lại những quy tắc của nhóm về phong cách ứng xử giữa các thành viên trong nhóm.

• Động viên người có công phát hiện ra vấn đề.

• Giữ cho cuộc thảo luận không bị ảnh hưởng bởi tình cảm cá nhân. Bạn không cần quy kết trách nhiệm. Ở đây, điều nhóm phải thảo luận là vấn đề gì, chứ không phải ai, đang cản trở tiến trình hoạt động.

• Nếu vấn đề liên quan đến lối cư xử của một thành viên nào đó, hãy khuyến khích người phát hiện vấn đề giải thích cách cư xử đó ảnh hưởng đến họ như thế nào. Không nên thử đưa ra các giả định về động cơ phía sau cách cư xử đó. Ví dụ, nếu một người không hoàn thành nhiệm vụ như đã cam kết, bạn nên nói: “Nếu công việc của anh không làm xong đúng thời hạn, cả nhóm sẽ không hoàn thành đúng hạn”. Đừng nói: “Tôi biết là anh không thực sự yêu thích công việc này”.

• Nếu một người không có phương pháp truyền đạt thông tin hợp lý, bạn nên nói: “Nếu không có sự chỉ dẫn của anh, chúng tôi sẽ phải mất nhiều thời gian để cố đoán xem anh muốn gì. Nếu chúng tôi đoán sai thì thật là lãng phí thời gian”. Đừng nói: “Dường như anh chằng có ý tưởng nào về điều mà chúng ta cần làm cho dự án này”.

Một phần của tài liệu Chương 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ppt (Trang 72)