Quản lý mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Chương 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ppt (Trang 71)

Giống như bất kỳ tập thể nào khác, nhóm cũng có khả năng xảy ra mâu thuẫn. Trên thực tế, sự đa dạng trong lối tư duy của nhóm đã làm nảy sinh mâu thuẫn. Những cách suy nghĩ và nguyên tắc nghề nghiệp khác nhau ít khi dẫn đến sự hoà đồng.

Ví dụ, các kỹ sư trong nhóm phát triển sản phẩm mới có thể không đủ kiên nhẫn khi phải làm việc với một chuyên gia tài chính lúc nào cũng xem xét quá mức chi phí mỗi khi họ đề xuất việc gì. Họ than phiền với nhau: “Ông ta chẳng hiểu chút gì về kỹ thuật và đang làm chậm công việc của chúng ta”. Trong nhiều trường hợp khác, một số thành viên trong nhóm có thể lập một kế hoạch tái tổ chức quy trình mà những người khác phản đổi kịch liệt. Thế là họ than phiền với trưởng nhóm: “Phát điên lên mất! Nếu chúng ta cứ làm như thế này thì quy trình vốn đã không ra gì giờ sẽ càng thêm tệ hại mà thôi, mà lại còn lãng phí thời gian nữa chứ”. Tình trạng mâu thuẫn như thế này khá phổ biến và có thể dự đoán được. Vì mâu thuẫn là không thể, và cũng không nên loại bỏ, nên nhóm phải biết cách quản lý và giải quyết mâu thuẫn.

Để biến mâu thuẫn từ thế tiêu cực sang tích cực, mọi thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe lẫn nhau, sẵn sàng tìm hiểu những quan điểm khác nhau, và đặt câu hỏi cho các giả thiết của nhau. Đồng thời, các nhà quản lý phải ngăn chặn để mâu thuẫn về quan điểm không trở thành xung đột cá nhân. Sau đây là ba bước giải quyết mâu thuẫn:

Một phần của tài liệu Chương 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ppt (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)