Nuôi dưỡng sự đồng nhất trong nhóm

Một phần của tài liệu Chương 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ppt (Trang 39 - 41)

Rõ ràng là sự đồng nhất trong nhóm rất quan trọng nhưng làm thế nào để tạo ra hoặc tăng cường sự đồng nhất đó? Bạn có thể tìm thấy câu trả lời từ kinh nghiệm của chính mình. Nếu bạn là một hướng đạo sinh, bạn sẽ mặc đồng phục thể hiện mình là một thành viên trong nhóm và bạn sẽ tuyên thệ để khẳng định sự cống hiến của mình cho những giá trị mà các hướng đạo sinh trong nhóm bạn sẽ theo đuổi. Nếu bạn là một người đam mê nhạc rock, bạn sẽ vui vẻ gạt sang một bên đôi giày Nike và chiếc quần jeans để mặc áo da đen, để kiểu đầu đinh và đeo khoen mũi. Trong cả hai trường hợp, những biểu hiện bên ngoài và những thứ tượng trưng cho nhóm đó đã đồng nhất bạn với nhóm. Một số nhóm làm việc cũng nỗ lực làm điều tương tự bằng cách cung cấp áo và nón đồng phục cho nhóm. Tuy không phủ nhận lợi ích của những biểu tượng như vậy nhưng hiệu quả của chúng đối với nhóm làm việc là rất nhỏ. Việc đồng nhất thông qua các giá trị và mục tiêu chung sẽ có sức thuyết phục hơn.

Vấn đề đồng nhất của nhóm chứa đựng một nghịch lý gây tranh cãi: sự đa dạng giúp nhiều nhóm thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả lại có thể làm hỏng sự đồng nhất của nhóm. Jeffrey Polzer viết: “Sự khác biệt giữa các thành

viên trong nhóm - nguồn gốc của những ý kiến, quan điểm và kỹ năng khác nhau – có thể cải thiện khả năng của nhóm trong việc ra quyết định phù hợp nhằm hoàn tất công việc. Khi nhiệm vụ của nhóm được chia ra thành nhiều phần riêng lẻ và phụ thuộc lẫn nhau, các thành viên trong nhóm cần biết phối hợp những công việc khác nhau của họ để đạt được mục tiêu chung”. Tuy nhiên, sự đa dạng có thể là một yếu tố gây trở ngại cho sự tương tác của tập thể vốn giúp cho các thành viên trong nhóm liên kết với nhau. Poltzer viết tiếp: “Quả thật, những

đặc điểm khác nhau đem lại cho nhóm khả năng thực hiện hiệu quả hơn đôi khi lại khiến các thành viên khó hợp tác vì có khả năng chúng là nguồn gốc của sự hiểu lầm, không tán thành quan điểm, thành kiến hoặc chia rẽ”.

Có nhiều vấn đề tiềm ẩn liên quan đến sự đồng nhất. Ví dụ, từ góc độ văn hoá, các thành viên Mỹ trong nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm xuyên quốc gia có thể thấy khó chịu trước sự nghiêm trang của những cộng sự người Đức. Tương tự, những người Đức này có thể không đánh giá cao thái độ thân mật mà các đồng nghiệp Mỹ thể hiện. Một người Đức có bằng cấp cao thường muốn được gọi tên kèm theo học vị như “tiến sĩ”, chứ không chỉ đơn giản là “À, Hans này”. Sự đa dạng về chủng tộc có thể gây thêm yếu tố bực dọc, nếu không muốn nói là thiếu tin tưởng và không thoải mái.

Thách thức đối với trưởng nhóm trong trường hợp này là tăng sự đồng nhất của nhóm mà không làm triệt tiêu những điểm khác biệt có giá trị của các thành viên trong nhóm, điều vốn tạo nên sự đa dạng của nhóm. Vậy bạn có thể làm gì để khắc phục những hệ quả không mong muốn của sự đa dạng, đồng thời xây dựng sự đồng nhất trong nhóm? Điều quan trọng là bạn cần nhấn mạnh các hoạt động và mục tiêu ảnh hưởng đến các giá trị, kinh nghiệm và quyền lợi cá nhân. Ví dụ:

• Hãy cẩn thận ngay từ khâu tuyển chọn để chỉ đưa vào nhóm những người nhìn nhận mục tiêu của nhóm là quan trọng và có ý nghĩa. Những người này sẽ tập trung vào việc đạt mục tiêu hơn là chú ý đến sự khác biệt trong nhóm.

• Hãy lôi kéo các thành viên tham gia vào những hoạt động mà họ cảm thấy thích thú và bổ ích. Điều này cũng sẽ giúp họ tập trung vào một điều quan trọng, đó là kết quả.

• Hãy tìm cơ hội công nhận những kỹ năng và đóng góp của các thành viên trong nhóm. Như vậy, bạn sẽ khiến các thành viên cảm thấy mình được trân trọng, được đánh giá cao và thấy mình là một phần của nhóm.

• Hãy công khai thừa nhận giá trị của những điểm khác biệt, cũng như nêu rõ những ảnh hưởng tích cực của chúng tới các mục tiêu chung.

• Hãy tạo cơ hội cho các thành viên tìm hiểu để gần gũi nhau hơn. Dù cơ hội ấy xuất hiện thông qua hình thức trò chơi, tiêu khiển, ăn trưa trong phòng của nhóm, hay bất kỳ hình thức nào khác, bạn cũng nên tạo điều kiện để mọi

người giao tiếp với nhau ở mức độ cá nhân. Làm như vậy, bạn sẽ giúp họ gạt bỏ sự cứng nhắc, rập khuôn và tăng thêm tinh thần hợp tác.

• Hãy để mọi người làm việc cùng nhau! Không gì xây dựng tính đồng nhất của nhóm hiệu quả bằng việc để các thành viên kề vai sát cánh bên nhau trong các nhiệm vụ của nhóm.

Bạn hãy đặc biệt chú ý đến các thành viên mới gia nhập nhóm. Lúc đầu, họ thường có cảm giác như người ngoài cuộc. Nếu bạn đã từng tham gia một câu lạc bộ hay một đội thể thao, nơi mà tất cả các thành viên đều đã quen nhau từ trước và có nhiều kinh nghiệm chung, bạn sẽ biết cảm giác ấy. Bạn cũng đã từng là người ngoài cuộc. Những người cũ trong nhóm có vẻ thoải mái với nhau, còn bạn - người mới đến - cảm thấy bị cô lập, không phải là một phần cuả nhóm. Trong một nhóm, những thành viên mới thường không đóng góp toàn bộ khả năng của mình cho đến khi họ trở nên thân thiết với các đồng nghiệp và biết cách tưởng tác cũng như vận dụng tài năng của họ. Trưởng nhóm và các thành viên có thể rút ngắn khoảng thời gian vô bổ này bằng cách làm cho người mới đến cảm thấy mình được chào đón và nhanh chóng đưa người này tham gia vào các dự án của nhóm. Nếu có thể, bạn hãy lên kế hoạch tổ chức một sự kiện tập thể nho nhỏ để đón chào sự xuất hiện của họ.

Suy cho cùng, bất cứ điều gì bạn làm để nuôi dưỡng sự đồng nhất trong nhóm đều sẽ có lợi cho hiệu suất hoạt động của nhóm.

Một phần của tài liệu Chương 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ppt (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)