Hình3.4 - Chu trình giải quyết vấn đề
- Bước 1: Nhận ra vấn đề
Một số câu hỏi gợi ý: vấn đề đó là gì ? vấn đề đó liên quan tới nhóm mình không?
- Bước 2: Đề ra mục tiêu
Khi đã nhận biết được vấn đề, người giải quyết phải đề ra mục tiêu để hướng đến đích cụ thể.
- Bước 3: Hiểu vấn đề
Trong bước này cần phải tìm ra nguyên nhân của vấn đề, tìm các thông tin có liên quan. Một số câu hỏi gợi ý: Có nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này? Vấn đề này gây ảnh hưởng gì? Vấn đề này xảy ra ở đâu?
CHU TRÌNH GIẢI QUYẾT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Đề ra mục tiêu Đánh giá và theo dõi Nhận ra vấn đề Hiểu vấn đề Xác định giải pháp Đánh giá giải pháp Lựa chọn giải pháp Thực thi
Đây là bước quan trọng nhất, vì nếu hiểu sai vấn đề thì những bước tiếp theo sẽ bị ảnh hưởng.
- Bước 4: Xác định giải pháp
Cần có nhiều phương án để giải quyết một vấn đề. - Bước 5: Đánh giá giải pháp
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng giải pháp. Có thể phát hiện vấn đề mới trong bước này.
- Bước 6: Lựa chọn giải pháp
Người có trách nhiệm cần phải lựa chọn giải pháp nào có tính khả thi nhất. Giải pháp tối ưu cần đáp ứng các tiêu chí: giải quyết vấn đề về lâu dài, có tính khả thi, có hiệu quả. Trong bước này cần huy động tính sáng tạo của các thành viên để có thể chọn được phương án tối ưu.
- Bước 7: Thực thi giải pháp
Khi đã xác định được vấn đề và cách giải quyết phù hợp có thể thực hiện giải pháp. Một số câu hỏi gợi ý: Ai là người có liên quan? Ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi? Thời gian cần bao nhiêu lâu? Cần có những nguồn lực nào?
- Bước 8: Đánh giá và theo dõi
Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không? Bài học gì rút ra? Mục tiêu ban đầu đưa ra có đạt được không?
Nếu không đạt được mục tiêu, chứng tỏ có vấn đề. Toàn bộ quy trình sẽ được thực hiện lại từ bước 1.